Tin tức

Thứ năm: 24/01/2019 lúc 13:49
Nguyễn Trang

Vụ chạy thận bước vào giai đoạn tranh luận nảy lửa: Luật sư đưa ra 8 câu hỏi "Cốt tử"

Hơn 13.000 bút lực không có bất kỳ chứng cứ về việc Bác sĩ Hoàng Công Lương được cảnh báo về nước RO, bởi vậy không thể buộc Bác sĩ vô ý làm chết người do cẩu thay hay quá tự tin.

Chiều ngày 22/1 tại Toà án Nhân dân dân Thành phố Hòa Bình tiếp tục diễn ra phần tranh luận trong vụ án tai biến chạy thận tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh Hòa Bình trong năm 2017 khiến 8 người thiệt mạng.

"Viện Kiểm sát vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội"

Luật sư Hoàng Ngọc Biên đã bảo vệ về quyền cũng như lợi ích hợp pháp cho bị cáo Hoàng Công Lương, theo đó luật sư mạnh dạn bác bỏ luận tội với thân chủ của ông với tội “Vô ý làm chết người”, cho rằng Viện kiểm sát vi phạm về nguyên tắc suy đoán vô tội.

Theo đó, Luật sư Ngọc Biên còn nhận định đây là một trong những vụ án phức tạp nguyên nhân trực tiếp là do việc sửa chữa hệ thống RO, theo kết luận của Viện KSHS Bộ Công an thì nguyên nhân trực tiếp là do những nạn nhân ngộ độc hóa chất HF. Tuy nhiên, Viện Kiểm sát lại cho rằng nguyên nhân chất là do Y lệnh, quy bị cáo là nguyên nhân trực tiếp gây nên những sự cố trên.

Vụ chạy thận bước vào giai đoạn tranh luận nảy lửa: Luật sư đưa ra 8 câu hỏi
Luật sư Trần Hồng Phúc (bên trái) và Bị cáo Hoàng Công Lương

Cùng một hàng vi ra Y lệnh nhưng 3 lần thay đổi tội danh mà trong quá trình điều trị không có chứng cứ, những tình tiết mới điều này chứng tỏ rằng Viện Kiểm tra đã không tuân thủ quy định Pháp luật khi xem xét tài liệu chứng cứ hồ sơ vụ án, ý kiến chuyên gia tại phiên tòa.

Luật sư Biên nhấn mạnh: "Vì vậy VKS đã vi phạm nguyên tắc suy đoán vô tội, những chứng cứ vô tội của bị cáo Hoàng Công Lương đã không được VKS xem xét".

Kết luận của Hội đồng chuyên môn đánh giá về việc thực hiện điều trị là ĐÚNG quy trình, quá trình cấp cứu phù hợp với tình trạng cấp cứu dành cho các bệnh nhân và phù hợp với quy trình chuyên môn kỹ thuật.

Những chuyên gia của Bệnh viện Bạch Mai cũng khẳng định quá trình xét nghiệm AAMI chỉ là xét nghiệm định kỳ, không phải là xét nghiệm sau sửa chữa, việc Điều dưỡng thông báo hệ thống đã sửa xong theo đó bác sĩ sẽ có quyền ra Y lệnh.

Bởi vậy, việc bản luận án truy tố bị cáo tội danh “Vô ý làm chết người” cho Bị cáo Lương cho thấy không có sự công tâm của cơ quan truy tố và vi phạm Điều 10 Bộ luật TTHS 2003 về việc xác định sự thật vụ án.

Theo Luật sư Hoàng Ngọc Biên cơ quan truy tố tỉnh Hòa Bình không chứng minh được ý thực chủ quan của Bác sĩ Lương khi đưa ra Y lệnh thì hoàn toàn không đủ dấu hiệu pháp lý đối với tội phạm “Vô ý” được quy định tại điều 10 BLHS 1999 trong các trường hợp sau đây:

- Người phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó không thể xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa, trong khoa học pháp lý gọi đây là trường hợp vô ý phạm tội vì quá tự tin.

- Người phạm tội không thấy trước được hành vi có thể gây ra hậu quả cho xã hội mặc dù lẽ ra phải thấy trước hậu quả. Trong khoa học pháp lý gọi đây là trường hợp vô ý phạm tội vì cẩu thả.

“Chứng cứ về ý thức chủ quan của Hoàng Công Lương là KHÔNG CÓ”

"Trong hơn 13.000 bút lục có trong hồ sơ vụ án, chúng tôi đã nghiên cứu tài liệu điều tra không thấy có bất kỳ chứng cứ về ý thức chủ quan bị cáo Hoàng Công Lương đã được Quốc, Sơn hay bất cứ Điều dưỡng viên nào cảnh báo để ngăn ngừa việc ra Y lệnh lọc máu. Bởi vậy, nên không có cơ sở quy buộc Bác sĩ Hoàng Công Lương về việc “Vô ý làm chết người” do cẩu thả hay quá tự tin.

Vụ chạy thận bước vào giai đoạn tranh luận nảy lửa: Luật sư đưa ra 8 câu hỏi
Luật sư Hoàng Ngọc Biên bào chữa cho Bác sĩ Lương

Việc quy cho rằng Bác sĩ Lương với trình độ vai trò trách nhiệm phải biết chất lượng nguồn nước là một sự suy diễn, quy chụp, thiếu căn cứ pháp luật. Đây là trách nhiệm của Trưởng khoa".

Vì vậy, Luật sư Biên cũng đã trích quy chế bệnh viện để thấy trách nhiệm của bác sĩ lọc máu có 7 nội dung cụ thể, nhưng trong đó lại không có quy định nào quy định bác sĩ lọc máu phải tiến hành kiểm tra chất lượng nguồn nước.

Luật sư Biên khẳng định thêm: Chỉ khi nào Viện Kiểm sát bác bỏ được ý kiến của những chuyên gia về chuyên môn lọc máu thi khi đó Hội đồng xét xử mới có thể xem xét kết luận, vì Y tế là một ngành đặc thù, mang tính chuyên biệt và tính khoa học chuyên sâu, cần coi ý kiến chuyên môn làm căn cứ kết luận.

"Nếu không thể chứng minh được hành vi của Bác sĩ Lương có mối quan hệ với việc tồn dư hoá chất trong nước RO thì không đủ căn cứ để buộc tội cho Bác sĩ Lương. Chúng tôi đề nghị với Hội đồng xét xử tuyên hành vi của Bác sĩ Lương không cấu thành tội phạm và đình chỉ vụ án với Bác sĩ Lương".

Luật sư Hoàng Ngọc Biên cũng cho biết rằng ông có 8 câu hỏi quan trọng muốn tranh luận với Viện Kiểm sát, cụ thể như sau:

  1. Trong phần luận tội cho rằng Lương là cánh cửa cuối cùng, đề nghị VKS giải thích cánh cửa cuối cùng là cánh cửa gì?
  2. VKS dẫn trách nhiệm của kỹ sư, kỹ thuật viên lọc máu để cáo buộc BS Lương có trách nhiệm về chất lượng nguồn nước RO2 trước khi ra y lệnh có khách quan không? Có phải quý Viện đang đánh tráo trách nhiệm giữa kỹ sư, kỹ thuật viên lọc máu cho bác sĩ lọc máu không?
  3. Căn cứ vào quy định pháp luật nào VKS cho rằng phải có kết quả xét nghiệm AAMI thì bác sĩ Lương mới được ra y lệnh?
  4. Theo kết luận giám định của Viện pháp y, nguyên nhân là do ngộ độc Florua, đề nghị VKS cho biết BS Hoàng Công Lương có hay không mối quan hệ nhân quả đối với việc tồn dư Florua trong hệ thống RO 2?
  5. Việc BS Lương ra y lệnh, sát nhập y lệnh cho các BS khác có phải là hành vi nguy hại cho xã hội không?
  6. Đến thời điểm này đã có văn bản hiệu lực pháp luật nào bác bỏ kết luận của hội đồng chuyên môn với sự cố y khoa tại BVĐK Hòa Bình chưa. Đây là chứng cứ gỡ tội cho bị cáo Hoàng Công Lương tại sao VKS không xem xét yếu tố này?
  7. Đến thời điểm này các nhà chuyên môn đều cho rằng AAMI là xét nghiệm định kỳ, căn cứ vào đâu để VKS cho rằng đó là xét nghiệm bắt buộc?
  8. Việc cùng một vụ việc thay đổi đến 3 lần tội danh có phải sự non yếu của cơ quan điều tra?

Nguồn: http://soha.vn/

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Có lưu ý gì khi sử dụng thuốc Becozyme để đạt hiệu quả trong điều trị?

Có lưu ý gì khi sử dụng thuốc Becozyme để đạt hiệu quả trong điều trị?

Becozyme là thuốc gì? Có tác dụng và công dụng như thế nào? Tác dụng phụ nào có thể xảy ra khi dùng thuốc?... Tất cả...
Sử dụng thuốc Immubron cần lưu ý điều gì?

Sử dụng thuốc Immubron cần lưu ý điều gì?

Immubron là loại thuốc thường được sử dụng trong chỉ định, điều trị và dự phòng tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp...
02871060222