Tin tức

Thứ ba: 01/10/2019 lúc 15:47
Nguyễn Trang

Zanocin® - Hướng dẫn liều lượng & Cách dùng thuốc an toàn

Thuốc Zanocin® có tác dụng gì? Liều lượng thuốc này được chỉ định điều trị bệnh lý gì? Dưới đây là những thông tin liên quan đến loại thuốc này, mọi người cùng tìm hiểu ở bài viết dưới đây.

Thuốc Zanocin® là gì?

Zanocin® là loại thuốc được chỉ định một số bệnh lý nhiễm trùng bao gồm: nhiễm trùng da, viêm phổi, bàng quang, tuyến tiền liệt hay những cơ quan sinh sản khác. Thuốc này còn được chỉ định điều trị tình trạng viêm phế quản, nhiễm trùng đường tiểu, tuy nhiên không ưu tiên dùng nếu như có những phương pháp điều trị khác. Thuốc này là một loại kháng sinh Fluoroquinolone và hoạt động bằng cách diệt vi khuẩn gây nhiễm trùng.

thuoc-zanocin-1
Thuốc Zanocin® là gì?

Thuốc Zanocin® không điều trị được những bệnh cảm cúm, cảm lạnh thông thường hay những bệnh nhiễm virus khác. Sử dụng kháng sinh không cần thiết khi đó sẽ làm tăng nguy cơ bị kháng thuốc.

Thuốc này đôi khi cũng được sử dụng để điều trị những loại nhiễm trùng khác, trong đó gồm bệnh Legionnaires. một số bệnh lây truyền qua đường tình dục, dạ dày, ruột, khớp, nhiễm trùng xương. Thuốc Zanocin® còn được chỉ định điều trị, ngăn ngừa bệnh than, bệnh dịch hạch đối với những người đã tiếp xúc với vi trùng gây nên những bệnh này trong không khí. Bên cạnh đó, được chỉ định nhằm ngăn ngừa và điều trị bệnh tiêu chảy. Mọi người cần phải trao đổi với các bác sĩ về những nguy cơ trong quá trình sử dụng thuốc Zanocin® điều trị bệnh.

Hướng dẫn liều lượng thuốc Zanocin® điều trị bệnh

Liều dùng thuốc Zanocin® được các bác sĩ chỉ định dựa vào tình trạng bệnh lý, độ tuổi và khả năng đáp ứng điều trị bệnh trên cơ sở đó các bác sĩ sẽ cân nhắc để chỉ định liều dùng tương ứng.

- Liều dùng Zanocin® dành cho người lớn: chỉ định dùng 200 - 400mg và dùng cách nhau mỗi 12h.

- Liều dùng Zanocin® đối với trẻ em: liều dùng thuốc này dành cho trẻ em hiện nay chưa được nghiên cứu và xác định về mức độ khi dùng thuốc. Do đó, mọi người cần phải trao đổi với bác sĩ/ dược sĩ để biết được có nên dùng thuốc cho trẻ hay không. 

Cách dùng thuốc Zanocin® như thế nào an toàn

Thuốc Zanocin® thường được dùng trong khoảng 3 ngày đến khoảng 6 tuần. Thời gian điều trị phụ thuộc vào bệnh đang được điều trị. Các bác sĩ sẽ cho bạn biết nên dùng thuốc này trong thời gian bao lâu. Tốt nhất hãy dùng thuốc vào cùng một khoảng thời gian mỗi ngày, lưu ý cố gắng cách nhau khoảng 12h.

Mọi người hãy dùng thuốc theo đúng chỉ định của các bác sĩ thận trọng, nếu như gặp bất kỳ thắc mắc gì về thành phần của thuốc Zanocin® cần phải trao đổi cụ thể cho các bác sĩ được biết. Đồng thời, tham khảo thêm thông tin ở trên nhãn thuốc để biết thêm được cách dùng thuốc an toàn. Cần phải uống thuốc Zanocin® đủ liều theo đúng quy định, không được uống ít hơn, nhiều hơn hay kéo dài về thời gian dùng thuốc khi chưa được các bác sĩ cho phép. Hãy uống nhiều nước mỗi ngày trong thời gian uống thuốc Zanocin®.

Những triệu chứng khi dùng thuốc Zanocin® quá liều mọi người nên biết đến như:

  • Gây cảm giác buồn ngủ.
  • Buồn nôn.
  • Hoa mắt, chóng mặt.
  • Nóng lạnh bất thường.
  • Một số trường hợp sưng mặt, tê.
  • Hoặc có thể bị lú lẫn.
  • Nói lắp.

Những trường hợp dùng thuốc quá liều khi đó mọi người hãy nhanh chóng đến bệnh viện hoặc trung tâm Y tế để được các bác sĩ thăm khám. Lưu ý, cần phải mang theo những loại thuốc bạn đang dùng gồm cả thuốc được kê đơn và không được kê đơn.

Những tác dụng phụ khi dùng thuốc Zanocin®

Trong thời gian dùng thuốc Zanocin® mọi người có thể sẽ gặp phải những tác dụng phụ như:

  • Đầy hơi.
  • Bị táo bón.
  • Nôn mửa.
  • Bị tiêu chảy.
  • Ăn không ngon miệng.
  • Bị khô miệng.
  • Vị giác bị thay đổi.
  • Đau dạ dày hoặc có thể bị chuột rút.
  • Cơ thể rơi vào trạng thái mệt mỏi.
  • Da nhợt nhạt.
  • Đau, sưng hoặc có thể ngứa ngáy ở vùng âm đạo.
    thuoc-zanocin-2
    Những tác dụng phụ khi dùng thuốc Zanocin®

Mọi người nên đến bệnh viện hoặc Trung tâm Y tế gần nhất nếu như trong thời gian dùng thuốc Zanocin® gặp phải những tác dụng phụ như:

  • Tiêu chảy ở mức độ nặng.
  • Ngứa ngáy khó chịu.
  • Bị nổi phát ban.
  • Cơ thể bị sốt.
  • Lột da hoặc có thể bị phồng rộp khó chịu.
  • Hoặc bị khàn giọng.
  • Xuất hiện những cơn ho kéo dài hoặc có thể nặng hơn.
  • Khó thở hoặc khó nuốt.
  • Một số trường hợp bị sưng mặt, môi, lưỡi, cổ họng, bàn tay hoặc chân.
  • Ngất xỉu.
  • Mất ý thức.
  • Bị vàng da hoặc có thể bị vàng mắt.
  • Nước tiểu sẫm màu.
  • Nhịp tim đập nhanh hoặc có thể bị loạn nhịp.
  • Xuất hiện những vết bầm tím hoặc chảy máu bất thường.
  • Đau cơ hoặc đau khớp.
  • Không có nhu cầu tiểu tiện.
  • Dùng thuốc Zanocin® có thể gây nên những vấn đề về xương, khớp, mô quanh khớp ở trẻ. Thuốc này không được chỉ định dành cho trẻ < 18 tuổi.

Không phải đối tượng nào trong thời gian dùng thuốc Zanocin® cũng gặp phải những tác dụng phụ trên. Tốt nhất mọi người cần phải tuân thủ quá trình dùng thuốc theo đúng chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ. Nếu như xuất hiện bất kỳ tác dụng phụ gì mọi người hãy quay lại gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể.

Một số lưu ý trước khi dùng thuốc Zanocin®

Mọi người cần phải báo cáo rõ với các bác sĩ/ dược sĩ được biết nếu như:

- Những trường hợp bị dị ứng với những thành phần của thuốc Zanocin® hay những thành phần có trong những loại thuốc khác.

- Trao đổi với các bác sĩ được biết nếu như bạn đang trong thời gian dùng những loại thuốc được kê đơn, hoặc không được kê đơn như: Vitamin/ khoáng chất, thảo dược, thực phẩm chức năng.

- Nói rõ cho các bác sĩ biết nếu như bạn đang dùng bất kỳ những loại thuốc khác như: thuốc chống đông máu, thuốc kháng sinh, thuốc chống trầm cảm, thuốc chống rối loạn tâm thần.

- Hoặc những trường hợp đang dùng những loại thuốc kháng axit trong đó có chứa Magie, Canxi, Nhôm,... hay những chất bổ sung, hay đa sinh tố cho chứa kẽm,... Khi đó cần phải dùng 2h trước hoặc sau khi dùng loại thuốc này.

- Phụ nữ đang trong thời gian mang thai hoặc cho con bú cần nói rõ với các bác sĩ và dùng thuốc Zanocin® theo đúng chỉ định.

- Sau khi dùng thuốc Zanocin® không được lái xe, vận hành máy móc hay tham gia vào những hoạt động đòi hỏi sự tỉnh táo.

- Ngoài ra, mọi người cần phải tránh ánh nắng và tia cực tím, cầm mặc áo quần bảo hộ, bôi kem chống nắng,... Bởi thuốc Zanocin® sẽ làm cho làn da của các bạn nhạy cảm hơn với ánh sáng mặt trời hay ánh sáng cực tím.

Thuốc Zanocin® có khả năng tương tác như thế nào?

Thuốc Zanocin® có khả năng làm thay đổi hoạt động của những loại thuốc bạn đang dùng, hoặc có thể gia tăng thêm những tác dụng phụ làm ảnh hưởng đến quá trình dùng thuốc. Do đó, mọi người cần phải liệt kê ra toàn bộ những loại thuốc đang dùng, gồm cả thuốc được kê đơn và không được kê đơn. Ngoài ra, mọi người không được tự ý ngừng dùng thuốc, thay đổi về liều lượng khi chưa được các bác sĩ cho phép.

Thuốc Zanocin® có khả năng tương tác với những loại thuốc khác gồm: strontium và chất chống đông. Bên cạnh đó, thuốc Zanocin® còn có khả năng ảnh hưởng đến nhịp tim, bao gồm: sotalol, amiodaron, amiodaron, quinidine, dofetilide, procainamide,...

Thuốc Zanocin® cũng có khả năng tương tác với bia/ rượu, thuốc lá, chất bảo quản hay những chất kích thích khác. Vì vậy, mọi người cần phải trao đổi rõ với với các bác sĩ được biết rõ về khả năng tương tác trước khi dùng thuốc này.

Ngoài ra, cần phải báo cáo rõ cho các bác sĩ được biết về tình trạng sức khỏe hiện tại. Trên cơ sở đó các bác sĩ sẽ chỉ định được liều dùng thuốc điều trị bệnh tương ứng.

Trên đây các giảng viên Cao đẳng Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ cho mọi người được biết rõ về thuốc Zanocin® và liều lượng tương ứng. Tuy nhiên, đây chỉ là thông tin mang tính tham khảo và không thay thế những lời chỉ định của các bác sĩ/ dược sĩ.

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chỉ đạo trường Đại học sớm có phương án tuyển sinh 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chỉ đạo trường Đại học sớm có phương án tuyển sinh 2025

Phương án tuyển sinh Đại học năm 2025 đang là vấn đề được rất nhiều địa phương, trường trung học phổ thông, giáo...
Cấu trúc đề thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM 2025

Cấu trúc đề thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM 2025

ĐHQG TPHCM công bố dự kiến cấu trúc đề thi Đánh giá năng lực năm 2025. Theo đó, đề thi sẽ gồm 3 phần và có điều chỉnh...
02871060222