Chuyên ngành đào tạo
Sự kiện hot
Tin nổi bật
Tin tức
Bệnh gout là gì? Tìm hiểu các giai đoạn phát triển bệnh Gout
Bệnh gout được biết đến là một dạng viêm khớp và nếu không được điều trị kịp thời sẽ để lại một số biến chứng xấu đối với sức khỏe. Vậy bệnh gout là gì và đâu là những nguyên nhân chính gây bệnh?
Bệnh gout là gì?
Bệnh gout được biết đến là một bệnh viêm khớp đột ngột gây nên tình trạng sưng đỏ và đau các khớp. Bệnh gout xảy ra khi lượng axit uric dần tích tụ trong má vì vậy dẫn đến tình trạng viêm ở các khớp. Đặc trưng cơ bản dễ nhận biết nhất của bệnh gout sẽ xuất hiện những cơn đau đột ngột giữa đêm và gây sưng tấy ở các khớp, nhất là những khớp ở ngón chân cái, tuy nhiên bệnh lý có thể ảnh hưởng đến những khớp chân khác như ở đầu gối, mắt cá, ở bàn chân. Bệnh gout thường ít gặp ở những khớp ở tau hay ở cột sống.
Khi mắc phải bệnh gout sẽ gây những cảm giác khó chịu, gây nên tình trạng stress và mất ngủ trong một thời gian dài, bởi đây là một căn bệnh mãn tính. Bệnh gout có thể điều trị được tuy nhiên các bạn cần phải kiên trì trong một thời gian dài. Bệnh có thể dễ bị tái phát trở lại dễ dàng, vì vậy mọi người cần phải cân nhắc.
Những dấu hiệu và triệu chứng nhận biết bệnh gout
Dấu hiệu cơ bản nhất để nhận biết bệnh gout thường đau đột ngột và cơn đau thường xảy ra vào ban đêm. Một số trường hợp bệnh gout không có những dấu hiệu nhận biết trong những lần đầu mắc bệnh. Những biểu hiện thường thấy khi mắc bệnh gout cấp tính/mãn tính thường gặp những triệu chứng như sau:
- Những khớp thường bị đau đột ngột, bị sưng tấy và thường xảy ra vào sáng sớm.
- Cảm thấy nóng và đau nghiêm trọng ở các khớp khi đụng vào;
- Cảm thấy những vùng xung quanh khớp dần ấm lơn;
- Các khớp chuyển sang màu sưng đỏ;
Những triệu chứng bệnh gout thường xuất hiện đột ngột vào ban đêm và những biểu hiện này thường kéo dài vài giờ, trong thời gian 1 - 2 ngày. Tuy nhiên, những người mắc bệnh nặng cơn đau sẽ kéo dài dai dẳng trong vài tuần. Hay một số người mắc bệnh gout kéo dài từ 6 đến 12 tháng với mức độ mỗi ngày là không giống nhau. Khi rơi vào tình trạng này đồng nghĩa với việc tình trạng bệnh đã nặng và mọi người cần nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được tư vấn phương pháp điều trị.
Không phải ai mắc bệnh gout cũng gặp phải những triệu chứng trên. Theo đó, khi có những dấu hiệu bất thường về tình trạng sức khỏe hãy tham khảo ý kiến các bác sĩ về tình trạng bệnh và cách điều trị dứt điểm.
Tìm hiểu về những giai đoạn phát triển bệnh gout
Một số giảng viên Khoa Cao đẳng Dược - Cao đẳng Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cho biết rõ về những giai đoạn phát triển cơ bản nhất của bệnh gout, cụ thể:
Giai đoạn 1
Giai đoạn ban đầu lượng axit uric trong máu đang tăng lên nhưng vẫn chưa có những dấu hiệu xuất hiện những triệu chứng của bệnh gout. Vì vậy, đa phần mọi người không thể biết được bản thân mình có mắc bệnh hay không. Theo đó, người bệnh chỉ có những triệu chứng đầu tiên của bệnh gout sau khi bị sỏi thận.
Giai đoạn 2
Khi bước vào giai đoạn này lượng axit uric lúc này ở mức độ cao và dẫn đến hình thành những tinh thể ở các ngón chân. Khi đó người bệnh sẽ có cảm giác đau nhức các khớp, tuy nhiên cơn đau không kéo dài. Một thời gian sau, mọi người sẽ gặp phải những triệu chứng khác của bệnh gout với mức độ ngày một tăng cao.
Giai đoạn 3
Ở trong giai đoạn này những triệu chứng bệnh ngày một tăng cao và những tinh thể axit uric sẽ tấn công mạnh mẽ đến các khớp. Giai đoạn 3 sẽ xuất hiện những khối chất nổi ở dưới da. Nếu không được điều trị kịp thời cơn đau sẽ hoành hành và dần dần phá hủy các sụn.
Đa phần những người mắc bệnh gout thường dừng lại ở giai đoạn 1 và 2, rất hiếm người bệnh phát triển ở giai đoạn 3. Bởi khi phát hiện bệnh mọi người sẽ áp dụng phương pháp điều trị phù hợp và làm ngăn chặn sự phát triển của bệnh lý.
Tốt nhất khi cảm thấy những cơn đau ở khớp đột ngột và đau dữ dội mọi người nên đi thăm khám cụ thể. Quá trình điều trị bệnh gout không quá khó khăn nhưng khi phát hiện bệnh chậm khi đó bệnh đã trở nên nặng và dẫn đến những tổn thương nghiêm trọng đến các khớp. Nên đi cấp cứu trong những trường hợp sưng tấy các khớp và kèm theo sốt.
Chế độ sinh hoạt hợp lý dành cho người mắc bệnh gout
- Đối với những người mắc bệnh gout cần phải thực hiện theo đúng những hướng dẫn của các bác sĩ. Tuyệt đối không được tự ý uống thuốc khi chưa được các bác sĩ chỉ định.
- Tái khám bệnh theo đúng lịch hẹn của các bác sĩ để được theo dõi được diễn biến của bệnh, cũng như tình trạng sức khỏe hiện tại.
- Những người thừa cân/béo phì cần phải có phương pháp giảm cân phù hợp.
- Nói không với bia/rượu/thuốc lá.
- Không ăn nội tặng, nhất là gan và các loại cá như mòi, trống.
- Luyện tập thể dục thể thao thường xuyên.
- Uống cà phê và những thực phẩm giàu hàm lượng Vitamin C.
- Hạn chế những thực phẩm có chứa nhiều purine.
- Tránh ăn các loại hải sản hay các loại thịt đỏ.
- Uống nhiều nước mỗi ngày.
Tổng hợp những thông tin Y Dược cung cấp trên nhằm giúp mọi người biết được bệnh gout là gì. Khi phát hiện bản thân mắc bệnh tốt nhất hãy thăm khám và nhờ các bác sĩ tư vấn phương pháp điều trị phù hợp.