Chuyên ngành đào tạo
Sự kiện hot
Tin nổi bật
Tin tức
Bệnh viêm phế quản là gì? Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh
Viêm phế quản là một trong những bệnh lý thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Vậy, bệnh viêm phế quản là gì? Nguyên nhân, triệu chứng và cách phòng tránh bệnh như thế nào? Chúng ta hãy cùng nhau đi tìm hiểu trong bài viết này.
Thông tin chung về bệnh viêm phế quản
Bệnh viêm phế quản là gì?
Bệnh viêm phế quản là một chứng viêm lớp niêm mạc ống phế quản mang không khí đến và đi từ phổi do nhiễm trùng. Những người mắc bệnh này thường ho ra chất nhầy dày, có thể bị đổi màu. Viêm phế quản có thể là cấp tính hoặc mãn tính, trong đó:
- Viêm phế quản cấp phổ biến thường phát triển từ cảm lạnh hoặc nhiễm trùng đường hô hấp khác. Bệnh này thường được cải thiện trong vòng 7-10 ngày, không có tác dụng lâu dài, có thể gây ho kéo dài trong nhiều tuần.
- Viêm phế quản mãn tính là một kích ứng liên tục hoặc viêm niêm mạc ống phế quản do hút thuốc. Dạng bệnh này nghiêm trọng hơn bệnh viêm phế quản cấp.
Nếu bạn bị viêm phế quản lặp đi lặp lại thì bạn có thể đã bị viêm phế quản mãn tính cần phải điều trị càng sớm càng tốt. Đây là một trong những điều kiện gây bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính.
Bệnh viêm phế quản
Nguyên nhân, yếu tố, triệu chứng và biến chứng thường gặp
Nguyên nhân của bệnh viêm phế quản
- Viêm phế quản cấp tính do siêu vi khuẩn, vi trùng gây cảm lạnh và cúm gây ra. Thuốc kháng sinh không diệt vi rút vì vậy loại thuốc này không có tác dụng trong hầu hết các trường hợp viêm phế quản.
- Nguyên nhân gây bệnh viêm phế quản mãn tính thường do người bệnh hút thuốc thường xuyên cộng với việc ô nhiễm không khí, khói bụi, ô nhiễm môi trường sống,…
Yếu tố nguy cơ gây viêm phế quản
- Thuốc lá: Khói thuốc lá khiến người hút và những người xung quanh có nguy cơ cao bị viêm phế quản cấp mãn tính.
- Sức đề kháng của cơ thể thấp: Điều này có thể do một căn bệnh cấp tính hoặc mãn tính khác làm tổn thương hệ miễn dịch thường xảy ra ở người già, trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ.
- Tiếp xúc với những chất kích thích: Bạn có thể dễ dàng bị nhiễm bệnh hơn nếu làm trong những môi trương có chứa các chất kích thích phổi: dệt may, hóa chất khói…
- Trào ngược dạ dày: việc lặp đi lặp lại cơn ợ nóng nặng có thể kích thích cổ họng và tăng nguy cơ bị viêm phế quản.
Triệu chứng thường gặp
- Ho kéo dài hoặc ho ra chất nhầy, có lẫn máu
- Mệt mỏi, khó thở
- Sốt, tức ngực
Nếu người bệnh bị viêm phế quản cấp tính sẽ ho dai dẳng kéo dài trong nhiều tuần sau khi chứng viêm hết. Còn nếu người bệnh bị viêm phế quản mãn tính thì có thể mất nhiều thời gian hơn, có dấu hiệu và triệu chứng như viêm phế quản cấp tính trước khi bệnh trở nên tồi tệ.
Những biến chứng viêm phế quản
- Biến chứng phổ biến nhất là viêm phổi, chiến 5% trường hợp viêm phế quản
- Viêm phế quản nhiều lần có thể khiến bạn bị mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD)
Bệnh viêm phế quản nên được điều trị kịp thời
Cách điều trị và phòng ngừa bệnh viêm phế quản
Những kỹ thuật chuẩn đoán bệnh
- Chụp X-quang để chỉ ra các triệu chứng viêm phế quản
- Xét nghiệm đờm xác định xem bạn có bị nhiễm virus không
- Kiểm tra chức năng phổi: thực hiện do lượng không khí phổi có thể giữ và tốc độ đẩy không khí ra khỏi phổi giúp bác sĩ kiểm tra dấu hiện của bệnh hen suyễn hoặc khí phế thủng.
Cách điều trị viêm phế quản
- Thuốc điều trị viêm phế quản:
+ Thuốc chống viêm giúp giảm viêm mãn tính có thể gây tổn thương mô
+ Thuốc ho giúp loại bỏ chất nhầy, các chất kích thích khỏi phổi
+ Thuốc giãn phế quản, mở phế quản và làm sạch chất nhầy
+ Thuốc kháng sinh có thể ngăn ngừa nhiễm trùng thứ phát
+ Liệu pháp oxy giúp cải thiện lượng oxy khi khó thở
- Điều trị bằng thuốc nam, bài thuốc dân gian
+ Gừng già chấm mật ong
+ Tỏi kết hợp đường đỏ và giấm ngâm
+ Gừng tươi kết hợp rễ cây chè và mật ong
+ Lá trầu không
+ Rau diếp cá
+ Tỏi
Cách phòng ngừa viêm phế quản
- Tránh khói thuốc lá
- Tiêm chủng vắc xin phòng ngừa bệnh hàng năm
- Rửa tay thường xuyên bằng nước sạch làm giảm nguy cơ mắc bệnh nhiễm vi rút
- Mang khẩu trang tránh tiếp xúc trực tiếp với khói bụi
- Sử dụng máy làm ẩm giúp giảm ho và làm lỏng chất nhày trong đường thở của người bệnh.
Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan đến bệnh viêm phế quản. Cách phòng tránh bệnh tốt nhất là bạn nên có một cuộc sống sinh hoạt lành mạnh, tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng sức đề kháng cho cơ thể chống lại mọi bệnh tật. Chúc các bạn luôn khỏe mạnh!