Tin tức

Thứ sáu: 31/01/2020 lúc 14:35
Nguyễn Trang

Chia sẻ bệnh gút kiêng ăn gì để kiểm soát bệnh

Bệnh gút kiêng ăn gì là tốt nhất? Thắc mắc này được nhiều người quan tâm đến và thường tranh luận trên các diễn đàn sức khỏe. Để có được lời giải đáp chính xác cho thắc mắc trên mọi người cùng tham khảo chi tiết ở bài viết dưới đây.

Bệnh gút là gì?

Gút là một loại bệnh viêm khớp gây sưng, viêm đột ngột ở khớp và gây đau nhức. Đa phần bệnh gút thường xuất hiện ở phần ngón chân cái, hay một số trường hợp bệnh lý này còn ảnh hưởng đến phần ngón tay, đầu gối, gót chân hay ở phần cổ tay.

Những triệu chứng bệnh gút sẽ xảy ra khi có quá nhiều lượng axit uric trong máu. Nếu nồng độ axit uric cao, những tinh thể axit uric sẽ dần dần lắng đọng lại ở những khớp và sẽ gây viêm, sưng và đau nhức dữ dội.

Thông thường những cơn gút sẽ thường diễn ra vào ban đêm và kéo dài trong thời gian từ 3 - 10 ngày. Đa phần người mắc bệnh gút do cơ thể không thể loại bỏ được lượng axit uric dư thừa ra bên ngoài cơ thể hiệu quả. Một số trường hợp khác bị dư thừa lượng axit uric do yếu tố di truyền hay do chế độ ăn uống. Vậy, bệnh gút kiêng ăn gì là tốt nhất?

Biểu hiện & Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh gút

1. Tìm hiểu những biểu hiện của bệnh gút

Các giảng viên Khoa Cao đẳng Dược Sài Gòn và những bác sĩ chuyên khoa có chia sẻ đến mọi người về những biểu hiện cụ thể để nhận biết bệnh gút như sau:

  • Viêm khớp cấp tính: bị đau nhức, sưng khớp nhất là ở vùng khớp đốt bàn và ngón chân cái.
  • Sỏi urat, axit uric trong hệ thống thận - tiết niệu, suy thận hoặc bị viêm thận kẽ.
  • Lắng đọng sạn urat: đối với các trường hợp xuất hiện cục/ hạt urat nổi dưới da di động dược dưới vành tai, xương bánh chè, mỏm khuỷu, gần gân gót.
  • Hoặc những trường hợp tiến hành xét nghiệm máu thấy axit uric tăng cao đạt ngưỡng > 400 micromol/lit.

2. Đối tượng có nguy cơ mắc bệnh gút cao

Theo đó, những trường hợp có nguy cơ mắc bệnh gút cao nhất được các bác sĩ chỉ rõ cụ thể dưới đây:

  • Đối tượng thừa cân, béo phù.
  • Tiểu sử gia đình cho người từng mắc bệnh gút.
  • Chế độ ăn uống không phù hợp, hoặc ăn quá nhiều những loại thực phẩm có chứa nhân purin.
  • Sử dụng nhiều loại thuốc lợi tiểu như: lasix, hypothiazid,... sẽ làm gia tăng lượng axit uric, gây nên những đợt gút cấp tính.
  • Những trường hợp nghiện rượu hoặc có thói quen nghiện cà phê.

Mức độ ảnh hưởng của bệnh gút đối với sức khỏe

Như chúng ta biết những loại thực phẩm có nhiều lượng purine sẽ gây nên những cơn gút bằng cách làm tăng nồng độ axit uric. Những người khỏe mạnh, các thực phẩm có chứa nhiều purine sẽ không gây hại đối với sức khỏe. Nhưng người mắc bệnh gút do không có khả năng loại bỏ được lượng axit uric hiệu quả, vì vậy tiêu thụ lượng purine sẽ làm tích tụ lượng axit uric, gây nên những cơn gút.

Nhằm phòng ngừa được những cơn gút, mọi người chỉ cần hạn chế các loại thực phẩm có chứa nhiều purine, đồng thời hãy dùng thuốc theo đúng chỉ định của các bác sĩ. Theo đó, những thực phẩm có chứa nhiều purine như: nội tạng động vật, hải sản, thịt đỏ, rượu/ bia. Nhưng một số nhà nghiên cứu, những loại rau có chứa nhiều purine không kích hoạt cơn gút. Ngoài ra, lượng đường fructose, đồ ngọt có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh gút mặc dù trong đó không có chứa purine. Đối với những sản phẩm sữa có ít chất béo, những sản phẩm từ đậu nành, chất bổ sung có chứa hàm lượng Vitamin C giúp ngăn ngừa bệnh gút bởi sẽ giảm được nồng độ axit uric trong máu. Sản phẩm bơ sữa giàu hàm lượng chất béo, nhưng sẽ không ảnh hưởng đến mức axit uric.

Chia sẻ bệnh gút kiêng ăn gì để kiểm soát bệnh

Các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ Purine chính là một trong những “thủ phạm” đầu tiên gây nên những cơn gút đột ngột. Do đó, nhằm để kiểm soát bệnh tốt nhất, mọi người cần phải tránh xa những thực phẩm giàu hàm lượng Purine. Bên cạnh đó, hãy tránh xa các loại thực phẩm có chứa lượng Fructose cao.

chia-se-benh-gut-kieng-an-gi-de-kiem-soat-benh-1
Chia sẻ bệnh gút kiêng ăn gì để kiểm soát bệnh

Bên cạnh đó, những bệnh nhân mắc bệnh nhân mắc bệnh gút cần phải tránh xa những loại thực phẩm như:

  • Thịt như: thịt bê, thịt gà lôi, thịt nai.
  • Nội tạng động vật như; gan, thận, tim, não,...
  • Các loại cá như: cá hồi, cá thu, cá ngừ, cá tuyết, các mòi, cá cơm,...
  • Các loại hải sản như: cua, tôm, sò điệp,...
  • Những loại nước uống có đường như: loại nước ép trái cây, nước ngọt.
  • Nấm men: men bia, men dinh dưỡng hoặc những chất bổ sung men khác.
  • Các loại thực phẩm nhiều fructose: siro chứa fructose, mật ong. 

Bệnh gút kiêng ăn gì? Bên cạnh việc kiêng cữ những loại thực phẩm được liệt kê đơn người bệnh cần phải tránh xa những thức ăn có chứa tinh bột như: bánh ngọt, bánh mì trắng, bánh quy,... Tuy những thực phẩm này có chứa ít lượng purine/ fructose, nhưng lại có hàm lượng chất dinh dưỡng thấp sẽ có khả năng làm tăng nồng độ axit uric, rất có hại cho người bệnh gút.

Bệnh gút nên ăn gì là tốt nhất

Ngoài thắc mắc bệnh gút kiêng ăn gì, thì nhiều người còn quan tâm đến việc nên ăn gì khi mắc bệnh gút. Thắc mắc này cũng được khá nhiều người tranh luận và người bệnh luôn cảm thấy hoang mang khi lựa chọn thực phẩm ăn uống hàng ngày.

Riêng đối với những bệnh nhân mắc bệnh gút, tốt nhất mọi người hãy cân nhắc và tuân thủ lựa chọn các thực phẩm dưới đây để có thể kiểm soát bệnh tốt nhất, cụ thể:

  • Các loại rau, quả: những loại rau, quả đều rất tốt trong quá trình điều trị bệnh gút, gồm có đậu Hà Lan, khoai tây, các loại rau xanh và cà tím,... 
  • Các loại trái cây: tất cả những loại trái cây đều tốt đối với bệnh nhân bị gút. Đáng chú ý hơn nữa quả anh đào còn có khả năng ngăn ngừa được những đợt gút do có thể làm giảm được tình trạng viêm, lượng axit uric trong cơ thể cũng giảm đi.
  • Tất cả loại đậu: đậu phụ, đậu lăng, đậu nành,...
  • Những loại hạt.
  • Hoặc ngũ cốc nguyên hạt như: yến mạch, lúa mạch, gạo lứt,... 
  • Những sản phẩm khác được làm từ sữa.
  • Trứng.
  • Các loại đồ uống như: trà/ trà xanh, cafe,...
  • Dầu thực vật.
  • Những loại thảo mộc và gia vị khác.

Chế độ sinh hoạt dành cho người mắc bệnh gút

Bên cạnh việc quan tâm bệnh gút kiêng ăn gì để kiểm soát bệnh, thì đối với những người mắc bệnh lý này cần phải quan tâm đến chế độ sinh hoạt phù hợp khi mắc bệnh. Dưới đây chúng tôi chia sẻ đến mọi người về những chế độ phù hợp nhất đối với người mắc bệnh gút, gồm có:

che-do-sinh-hoat-danh-cho-nguoi-mac-benh-gut-2
Chế độ sinh hoạt dành cho người mắc bệnh gút

1. Cần phải giảm cân

Trong trường hợp các bạn mắc bệnh gút, tình trạng thừa cân sẽ khiến bệnh xuất hiện gút đột ngột. Đối với những người thừa cân khi đó cơ thể sẽ không sử dụng insulin đúng cách nhằm loại bỏ đường trong máu. Quá trình kháng insulin cũng thúc đẩy nồng độ axit uric tăng cao trong cơ thể. Vì vậy, khi cơ thể giảm cân sẽ giúp đề kháng insulin, giảm mức axit uric. Lưu ý, không nên áp dụng những phương pháp ăn kiêng giảm cân cấp tốc, bởi sẽ gia tăng thêm nguy cơ mắc bệnh gút cấp.

2. Luyện tập thể dục thường xuyên

Đây là một trong những cách ngăn ngừa được tình trạng bệnh gút hiệu quả. Khi duy trì thói quen luyện tập thể dục sẽ giúp các bạn có trọng lượng khỏe mạnh, đồng thời giữ mức axit uric thấp.

3. Uống đủ nước mỗi ngày

Khi dung nạp đủ lượng nước mỗi ngày sẽ có khả năng làm giảm được nguy cơ mắc bệnh gút, bởi nước có thể loại bỏ được lượng axit uric dư thừa ra khỏi máu. Trong trường hợp các bạn các bạn luyện tập thể dục nhiều, khi đó cần phải bổ sung thêm nhiều nước hơn.

4. Hãy bổ sung thêm thực phẩm giàu Vitamin C

Theo một số nghiên cứu, hàm lượng Vitamin C có khả năng làm giảm lượng axit uric, vì vậy có thể phòng ngừa bệnh gút hiệu quả. Nhưng đối với trường hợp này cũng cần phải trao đổi và nghiên cứu kỹ trước khi sử dụng.

5. Nên hạn chế uống đồ uống có cồn

Những chất cồn chính là nguyên nhân gây nên tình trạng kích thích những đợt gút. Bởi khi cơ thể ưu tiên loại bỏ cồn thay vì loại bỏ lượng axit uric, do đó sẽ làm cho lượng axit uric tăng cao. 

Với tất cả những thông tin cung cấp trên chắc hẳn mọi người đã hiểu được khi mắc bệnh gút kiêng ăn gì là an toàn nhất. Trong những trường hợp tình trạng bệnh không được thuyên giảm hãy nhanh chóng đến bệnh viện để được các bác sĩ hỗ trợ thăm khám cụ thể.

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Danh sách 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Danh sách 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Quyết định 298/QĐ-TTg được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký và ban hành 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực...
Thúc đẩy xây dựng đề kiểm tra theo định hướng thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Thúc đẩy xây dựng đề kiểm tra theo định hướng thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Đề kiểm tra định kỳ lớp 10, 11 vận dụng cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT từ 2025 đang được các địa phương đang tích...
02871060222