Tin tức

Thứ ba: 06/11/2018 lúc 21:46
Nguyễn Trang

Chia sẻ thông tin về bảo lưu kết quả học tập cho sinh viên

Quá trình bảo lưu kết quả học tập thực hiện như thế nào? Hình thức thực hiện có phức tạp hay không? Những câu hỏi tương tự được nhiều sinh viên quan tâm đến. Cùng cập nhật những tin tức liên quan ở bài viết dưới đây.

Chia sẻ thông tin về bảo lưu kết quả học tập cho sinh viên

Quá trình bảo lưu kết quả học tập vẫn được áp dụng tại các trường Đại học/ Cao đẳng. Trong quá trình theo học ngành nghề tại một số trường Đại học vì một số lý do về sức khỏe, gia đình hay tình trạng kinh tế người học sẽ tiến hành làm bảo lưu Đại học trong khoảng thời gian mà nhà trường cho phép. Việc bảo lưu này sẽ giúp cho sinh viên tránh được tình trạng bị rơi điểm liệt, bỏ thi vì không có lý do. Đây là cách tránh được tình trạng thôi học do kết quả học tập cá nhân quá kém (lý do không thể dự thi).

Chia sẻ thông tin về bảo lưu kết quả học tập cho sinh viên 1
Chia sẻ thông tin về bảo lưu kết quả học tập cho sinh viên

Theo đó, quá trình bảo lưu kết quả Đại học, các sinh viên cần phải:

+ Xin bảng điểm tại Văn phòng đào tạo của trường;

+ Nộp giấy đề nghị tạm nghỉ học tại Văn phòng khoa tương ứng;

+ Hoàn thiện những đề nghị tạm nghỉ học (Xem mẫu đối với hệ chính quy và đối với hệ ngoài chính quy cũng được thực hiện tương tự);

+ Nộp Giấy đề nghị tạm nghỉ học (Giấy đã được Trưởng khoa ký xác định đồng ý) về Phòng Công tác Chính trị và Học sinh, sinh viên (hệ chính quy) hoặc Phòng Đào tạo (hệ ngoài chính quy) để được Trường xem xét, ra quyết định ngừng nghỉ học.

+ Chi khi có quyết định của Trường(sinh viên giữ 01 bản, mỗi đơn vị liên quan trong trường nhận 01 bản). Khi đó, sinh viên mới được nghỉ phép.

Trước khi kết thúc thời hạn nghỉ (thời gian bảo lưu tối đa thường 1 năm), người học cần trở về Trường trình diện, viết đơn nhập học sau khi bảo lưu kết quả để nộp về Khoa, Phòng liên quan để nhà trường đưa ra quyết định cho phép sinh viên hập học trở lại và bố trí lớp học phù hợp.

Lưu ý: Sinh viên phải tự chịu và chủ động trong việc giải quyết những phát sinh do việc bảo lưu kết quả học tập. Vì vậy, sinh viên chỉ nên bảo lưu trong trường hợp bất khả kháng.

Hệ chính quy tuyển sinh hàng năm nê thường ít phát sinh sự cố hơn. Bên cạnh đó, những cập nhật về chương trình đào tạo sao cho phù hợp trong giai đoạn mới có thể xảy ra hay có thể chuyển đổi từ đào tạo theo niên chế sang quy chế đào tạo tín chỉ. Sau khi hoàn tất quá trình bảo lưu các thí sinh cần hòa nhập với khóa học mới và chủ động hoàn tất những học phần còn thiếu so với chương trình đào tạo theo đúng khóa mới.

Đối với hệ ngoài chính quy không được đảm bảo về nguồn tuyển cố định hàng năm. vì vậy, sau khi bảo lưu ngoài sự điều chỉnh về chương trình đào tạo, sinh viên cũng phải học với những lớp địa phương khác hay có những trường hợp phải đi học ở tỉnh,...

Những sinh viên cho phép bảo lưu kết quả học tập

Theo như Khoản 1 Điều 15 Quy chế đào tạo của các Trường Đại học/ Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ Ban hành và kèm theo Quyết định 43 (năm 2017) của Bộ Giáo dục & Đào tạo đưa ra như sau:

Chia sẻ thông tin về bảo lưu kết quả học tập cho sinh viên 2
Những sinh viên cho phép bảo lưu kết quả học tập

1. Sinh viên được quyền viết đơn gửi Hiệu trưởng xin nghỉ học tạm thời và bảo lưu kết quả đã học trong các trường hợp sau:

a) Được điều động vào các lực lượng vũ trang;

b) Bị ốm hoặc tai nạn phải điều trị thời gian dài, nhưng phải có giấy xác nhận của cơ quan y tế;

c) Vì nhu cầu cá nhân. Trường hợp này, sinh viên phải học ít nhất một học kỳ ở trường, không rơi vào các trường hợp bị buộc thôi học quy định tại Điều 16 của Quy chế này và phải đạt điểm trung bình chung tích lũy không dưới 2,00. Thời gian nghỉ học tạm thời vì nhu cầu cá nhân phải được tính vào thời gian học chính thức quy định tại khoản 3 Điều 6 của Quy chế này.

Cụ thể là thời gian tối đa hoàn thành chương trình bao gồm: thời gian thiết kế cho chương trình quy định tại khoản 1 của Điều này, cộng với 2 học kỳ đối với các khoá học dưới 3 năm; 4 học kỳ đối với các khoá học từ 3 đến dưới 5 năm; 6 học kỳ đối với các khoá học từ 5 đến 6 năm.

Tùy theo điều kiện đào tạo của nhà trường, Hiệu trưởng quy định thời gian tối đa cho mỗi chương trình, nhưng không được vượt quá hai lần so với thời gian thiết kế cho chương trình đó.

Các đối tượng được hưởng chính sách ưu tiên theo quy định tại Quy chế tuyển sinh đại học, cao đẳng hệ chính quy không bị hạn chế về thời gian tối đa để hoàn thành chương trình.

2. Sinh viên nghỉ học tạm thời, khi muốn trở lại học tiếp tại trường, phải viết đơn gửi Hiệu trưởng ít nhất một tuần trước khi bắt đầu học kỳ mới.

(Thông tin được tổng hợp tại nguồn: https://vnexpress.net/)

Chắc hẳn những thông tin cung cấp trên đã giúp các sinh viên biết được thông tin về bảo lưu kết quả học tập. Cần cân nhắc và đưa ra được quyết định đúng đắn về việc có nên bảo lưu hay không.

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Đăng ký thi Đại học năm 2025 ra sao nếu bỏ xét tuyển sớm?

Đăng ký thi Đại học năm 2025 ra sao nếu bỏ xét tuyển sớm?

Vừa qua, việc siết xét tuyển sinh sớm không quá 20% đã nhận được nhiều ý kiến từ dư luận. Nhiều trường Đại học đề...
Bộ Giáo dục xem xét việc bỏ xét tuyển sớm

Bộ Giáo dục xem xét việc bỏ xét tuyển sớm

Vừa qua, có một số Đại học đề xuất có thể bỏ việc xét tuyển sớm. Thứ trưởng Giáo dục Hoàng Minh Sơn cho biết Bộ cũng...
02871060222