Tin tức

Thứ tư: 03/04/2019 lúc 15:05
Nguyễn Trang

Do Bác sĩ bỏ bệnh viện công, nhân lực Y tế thiếu hụt nghiêm trọng

Xu thế hiện cho thấy có khá nhiều bác sĩ của bệnh viện công chạy sang bệnh viện tư để làm việc. Tình trạng này đã khiến những nhà quản lý ngành Y tế phải đau đầu.

Tình trạng này có thể sẽ xảy ra nhiều hơn

Nằm trong bộ phận nổ lực giữ chân những bác sĩ ở bệnh viện công, Bác sĩ Lê Thị Phương Tâm - Nguyên Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cho biết: Bệnh viện đã đưa ra 3 phương án khảo sát, lấy ý kiến thực hiện, bao gồm:

- Phương án 1: Khoán việc theo hiệu quả kinh tế cho từng bác sĩ - Tức có nghĩa là lấy tổng thu trừ đi tổng chi (gồm: điện nước, cơ sở vật chất, thuốc men,...), còn bao nhiêu sẽ chia % thêm cho các bác sĩ. Như vậy, ngoài lương cứng và thu nhập theo quy định, các bác sĩ sẽ có thêm một khoản thu nay. Bệnh viện sẽ không khoán theo tổng thu, bởi bác sĩ chỉ cần kê vài đơn thuốc đắt tiền, giá cao là đủ chỉ tiêu, lúc này thiệt hại sẽ do người dân gánh chịu.

- Phương án 2: Sẽ tiến hành khoán việc cho từng khoa.

- Phương án 3: Khoán theo giường bệnh.

bac-si-bo-benh-vien-cong-1
Tình trạng này có thể sẽ xảy ra nhiều hơn

Theo Sở Y tế Đồng Nai, những năm qua tình trạng bác sĩ ở bệnh viện công nghỉ việc sang làm ở những bệnh viện tư ngày một tăng cao. Thống kê chung cho thấy: Năm 2016 chỉ có 65 bác sĩ ở bệnh viện công nghỉ việc, nhưng đến năm 2017 đã tăng lên 98 bác sĩ và năm 2018 là 102 người. Tính từ đầu năm 2019 đã có 6 bác sĩ bệnh viện công nghỉ việc và 5 bác sĩ đã nộp đơn.

Bác sĩ Lê Thị Phương Trân - Phó Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai cho biết trong năm 2018, Bệnh viện này có khoảng 32 bác sĩ nghỉ việc, trong đó có 3 Phó khoa, 8 bác sĩ có trình độ Thạc sĩ. Nhóm bác sĩ nghỉ việc nhiều nhất nằm trong số bác sĩ trẻ (từ khoảng 2 - 5 năm kinh nghiệm làm việc), sau vài năm làm tại bệnh viện công, được cấp chứng chỉ hành nghề/ hoàn tất khóa học chuyên khoa I thì,... bỏ đi.

Tương tự vào năm 2018, ngành Y tế Tp. Hồ Chí Minh cũng lo lắng khi có khoảng 23 nhân viên Y tế gồm có: 6 bác sĩ, 6 Điều dưỡng, tài xế thuộc Trung tâm cấp cứu 115 tp. Hồ Chí Minh,... nghỉ việc. Lý do cơ bản nhất là thu nhập ở mức thấp. Phó Giáo sư Tiến sĩ Tăng Chí Thượng - Phó Giám đốc Sở Y tế Tp. Hồ Chí Minh cũng lo ngại về khuynh hướng bác sĩ chuyển dịch chỗ làm việc sẽ xảy ra trong những thời gian sắp đến.

Bác sĩ Phan Huy Anh Vũ - Giám đốc Sở Y tế Đồng Nai cũng đưa ra cảnh báo: “Tình hình “chảy máu chất xám” bác sĩ bệnh viện công đang báo động. Cần phải có giải pháp can thiệp nếu không tình trạng trên tiếp tục dễ dẫn đến hiệu ứng domino là ngành y tế “vỡ trận”.

Không chỉ dừng lại ở mức thu nhập

Bác sĩ Lê Thị Phương Trâm có cho biết: Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai đã tổ chức khảo sát lấy ý kiến về tiền lương và đa số bác sĩ muốn mức lương khoảng 20 - 25 triệu đồng/ tháng. Để đáp ứng nguyện vọng này, ngoài việc đa dạng các hoạt động khám chữa bệnh, bệnh viện còn đang xây dựng đề án khoán việc để tăng thu nhập cho bác sĩ.

Tuy nhiên, Phạm Văn Dũng - Giám đốc Bệnh viện Đa khoa Thống Nhất (Đồng Nai) cho rằng: “Bên cạnh vấn đề thu nhập, tiền lương, còn một số nguyên nhân khác như về cơ chế, chính sách. Bên cạnh áp dụng cơ chế khoán việc, ngành y tế cần có sự thay đổi một số chính sách, cơ chế cho phù hợp và quản lý chặt hơn”.

bac-si-bo-benh-vien-cong-2
Không chỉ dừng lại ở mức thu nhập

Phó Giáo sư - Tiến sĩ Nguyễn Hoài Nam - Trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh cho rằng: “Nhiều người bỏ bệnh viện công không phải vì tiền mà còn do môi trường làm việc không thoải mái”. Như Phó Giáo sư Tiến sĩ Tăng Chí Thượng, nguồn thu đối với bác sĩ không phải là vấn đề quyết định tất cả mà môi trường làm việc.

Nhiều khi được cống hiến trí tuệ, tài năng mang lại niềm vui cho người dân là niềm động viên cho bác sĩ”. Theo đó Phó Giáo sư Tiến sĩ Tăng Chí Thượng nói và dẫn chứng: “Nhiều bác sĩ qua bệnh viện tư dù lương cao nhưng vẫn nghỉ vì không được đi học tập, nghiên cứu nâng cao tay nghề. Bệnh viện huyện Củ Chi một năm tuyển được nhiều BS, là do chính quyền địa phương quan tâm về chính sách (phụ cấp, chỗ ở), không khí làm việc tốt”.

Thời gian 3 - 5 năm trước cũng đã dừng có “cơn sốt” ngầm những bác sĩ giỏi của bệnh viện công tại Hà Nội về đầu quân cho một bệnh viện tư nhân lớn ở trên địa bàn thành phố, Bệnh viện Hữu nghị Việt – Đức và Bệnh viện Bạch Mai là 2 trong số những bệnh viện công có điều dưỡng và bác sĩ sang “đầu quân” cho bệnh viện này. Tuy nhiên, theo phản ánh từ một số bác sĩ trong cuộc, không ít người đã phải rời khỏi bệnh viện tư, bởi thu nhập tuy cao nhưng lại không phải là điều kiện đủ để để một bác sĩ hay điều dưỡng gắn bó với bệnh viện.

Ông Bùi Thanh Chi - Phó Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) - Một người có nhiều năm kinh nghiệm trong điều hành bệnh viện công cũng như bệnh viện tư cho rằng: Bác sĩ giỏi hàng đầu, trong tuổi lao động, đang làm trong bệnh viện lớn như Việt Đức, Bạch Mai hầu như không có nhu cầu chuyển đến bệnh viện tư chỉ vì thu nhập. Ông còn nói thêm: “Nếu lựa chọn BV tư chỉ vì có thu nhập cao thì chưa đủ. Bởi với nghề y, cùng với thu nhập, thì môi trường làm việc phù hợp cũng là yếu tố giúp cho BS có thể cống hiến và gắn bó”.

Nguồn: news.tintuc60

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Học ngành Dược xong ra trường làm gì?

Học ngành Dược xong ra trường làm gì?

Ngành Dược là một trong những nhóm ngành rất hot đang được nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay bởi cơ hội việc làm cao....
Từ năm 2025 thay đổi cách xếp phòng, vận chuyển đề thi tốt nghiệp

Từ năm 2025 thay đổi cách xếp phòng, vận chuyển đề thi tốt nghiệp

Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2025 sẽ có nhiều thay đổi từ cách xếp phòng, vận chuyển đề thi đến xây dựng thư viện...
02871060222