Tin tức

Thứ năm: 30/03/2023 lúc 15:08
Nguyễn Nga

Học sinh Hà Nội thi thử tốt nghiệp THPT vào ngày 7 và 8/4

Để kỳ thi THPT diễn ra đạt được kết quả cao, học sinh Hà Nội thi thử tốt nghiệp THPT vào ngày 7 và 8/4. Kỳ thi nhằm giúp các em có được bước đệm tốt nhất cho kỳ thi chính thức.

Học sinh Hà Nội thi thử tốt nghiệp THPT vào ngày 7 và 8/4

Năm học 2021-2022, kỳ khảo sát học sinh lớp 12 của Hà Nội diễn ra trong hai ngày 22 và 23/4/2022 với khoảng 90.000 học sinh tham dự.

Toàn thành phố chia làm 16 cụm trường. Hiệu trưởng trường cụm trưởng xây dựng kế hoạch chi tiết cho việc tổ chức kiểm tra khảo sát, bảo đảm nguyên tắc chung là an toàn, nghiêm túc, khách quan và đạt kết quả trung thực, phản ánh đúng chất lượng dạy, học.

Giảm so với gần 98.000 thí sinh của năm ngoái. Năm nay, Hà Nội có khoảng 86.900 học sinh lớp 12 dự kỳ thi tốt nghiệp THPT.

Học sinh Hà Nội thi thử tốt nghiệp THPT vào ngày 7 và 8/4

>>>> Mách bạn: Lịch thi vào 10 Hà Nội được tổ chức vào ngày 10-11/6

Vào hai ngày 7-8/4, gần 87.000 học sinh lớp 12 tại Hà Nội sẽ tham gia bài khảo sát chất lượng, hình thức tương tự thi tốt nghiệp THPT,

Ngày 20/3, ông Phạm Xuân Tiến, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, cho biết thời gian này là vô cùng phù hợp bởi chương trình học các em cũng gần học xong. Thêm vào đó, ngày thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội cũng không bị trùng vào những ngày này.

Tương tự tốt nghiệp THPT, học sinh sẽ thi ba môn và một bài tổ hợp. Sáng 7/4, các em thi Văn trong 120 phút, chiều cùng ngày thi Toán 90 phút. Ngày 8/4, thí sinh làm bài tổ hợp Khoa học tự nhiên (Vật lý, Hóa học, Sinh học) hoặc Khoa học xã hội (Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân) trong buổi sáng, chiều thi Ngoại ngữ, thời gian lần lượt 150 và 60 phút.

Các môn thi sẽ thi trắc nghiệm khách quan, ngoại trừ môn Văn sẽ thi tự luận. Học sinh theo chương trình Giáo dục thường xuyên không phải thi Ngoại ngữ. Đề thi do Sở GD&ĐT Hà Nội xây dựng.

Đề thi sẽ là đề chung do Sở GD&ĐT xây dựng trên cơ sở cấu trúc đề tham khảo của Bộ GD&ĐT đã công bố; công tác chấm thi được tiến hành nghiêm ngặt theo đúng nguyên tắc của kỳ thi tốt nghiệp THPT. Sở GD&ĐT quy định, các đơn vị, nhà trường không bắt buộc phải sử dụng kết quả bài kiểm tra khảo sát.

Kỳ kiểm tra, đánh giá chất lượng dành cho học sinh lớp 12 trong nhiều năm qua Hà Nội đã và đang duy trì. Đề thi sẽ bám sát chương trình học, các câu hỏi cũng được tổ chức theo ma trận và các cấp độ tương tự thi tốt nghiệp THPT. Quy trình các công đoạn gồm ra đề, coi thi, chấm thi cũng diễn ra giống với kỳ thi chính thức.

Riêng đối với các ngoại ngữ khác tiếng Anh, gồm tiếng Nga, tiếng Pháp, tiếng Hàn, tiếng Đức, tiếng Trung Quốc, tiếng Nhật, thủ trưởng các đơn vị căn cứ vào tình hình thực tế chủ động giao nhiệm vụ ra đề kiểm tra cho giáo viên bộ môn tiến hành kiểm tra khảo sát bảo đảm khách quan, phù hợp với nội dung hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp THPT của Bộ GD&ĐT.

Theo ông Tiến, kỳ thi thử giúp học sinh làm quen với không khí cũng như những quy định nghiêm ngặt của kỳ thi chính thức. Căn cứ vào kết quả, các trường sẽ điều chỉnh sao cho kiến thức ôn luyện được phù hợp nhất. Ông Tiến cho biết kết quả kỳ thi thử hàng năm cơ bản phản ánh đúng chất lượng, sát với điểm thi tốt nghiệp THPT chính thức của học sinh Hà Nội.

Học sinh được thi thử miễn phí, kết quả được gửi về Sở vào ngày 20/4.

Hiện nay, nhiều trường THPT trên địa bàn thành phố đã tiến hành các buổi kiểm tra, khảo sát học sinh lớp 12 để xây dựng lộ trình ôn tập, bồi dưỡng kiến thức.

Đề thi tốt nghiệp chủ yếu trong chương trình lớp 12

Đề thi tốt nghiệp THPT 2023 bám sát kiến thức, kỹ năng cơ bản của chương trình, nội dung chủ yếu ở lớp 12. Do đó, tài liệu trong sách giáo khoa các em hãy tập trung ôn tập vào đó, không học lan rộng ra quá nhiều chương trình khác.

Quy chế thi cũng nêu rõ, nội dung thi tốt nghiệp THPT nằm trong chương trình THPT, chủ yếu là chương trình lớp 12.

Đề thi tốt nghiệp chủ yếu trong chương trình lớp 12

>>>> Mách bạn: Hà Nội dự kiến phê duyệt chỉ tiêu tuyển sinh lớp 10 năm 2023 đầu tháng 4

Ngoài ra, các em có thể tham khảo đề thi minh họa của Bộ Giáo dục và Đào tạo để biết định dạng, cấu trúc đề thi và làm thử các bài kiểm tra theo dạng đề sau mỗi chương, chủ đề trong quá trình học.

Đối với từng môn học, học sinh cần chủ động xây dựng kế hoạch học tập. Để dễ nhớ, các em xây dựng đề cương dạng sơ đồ hóa theo từng chương, từng chủ đề của chương trình học.

Ngoài ra, các em không nên tập trung quá nhiều vào ông luyện hình thức trắc nghiệm bởi nó không giúp nắm kiến thức một cách hệ thống và không có kỹ năng tốt trong việc vận dụng kiến thức để trả lời câu hỏi, bài tập theo yêu cầu của đề thi.

Riêng với đề thi môn ngữ văn, nhiều năm qua ở phần đọc hiểu và nghị luận xã hội sử dụng ngữ liệu ngoài sách giáo khoa bởi việc sử dụng tác phẩm đã học trong sách giáo khoa để đưa vào đề thi là không phù hợp. Thực tế cho thấy, khi đề thi sử dụng ngữ liệu mới lạ, năng lực của thí sinh được đánh giá rất rõ nét. Từ đó, tránh được việc học sinh học thuộc lòng dẫn đến máy móc, dập khuôn.

Học sinh cần luyện tập để có kỹ năng trả lời các câu hỏi theo yêu cầu của chương trình và trong đề thi. Bằng cách đó, dù đề thi dùng ngữ liệu trong hay ngoài sách giáo khoa, các em vẫn làm được, tránh việc học tủ hay đoán đề.

Trên đây là thông tin về mà trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn đã tổng hợp. Hy vọng các em đã nắm rõ được thời gian để chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi sắp tới.

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Có lưu ý gì khi sử dụng thuốc Becozyme để đạt hiệu quả trong điều trị?

Có lưu ý gì khi sử dụng thuốc Becozyme để đạt hiệu quả trong điều trị?

Becozyme là thuốc gì? Có tác dụng và công dụng như thế nào? Tác dụng phụ nào có thể xảy ra khi dùng thuốc?... Tất cả...
Sử dụng thuốc Immubron cần lưu ý điều gì?

Sử dụng thuốc Immubron cần lưu ý điều gì?

Immubron là loại thuốc thường được sử dụng trong chỉ định, điều trị và dự phòng tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp...
02871060222