Tin tức

Thứ tư: 30/11/2022 lúc 15:04
Trần Thị Mai

Hướng dẫn cách xử lý khi gặp đột quỵ

Để giảm tỉ lệ tử vong và di chứng để lại cho người bệnh thì cần thực hiện có cách xử lý khi gặp đột quỵ đúng khi chờ được tiếp cận dịch vụ y tế khẩn. Bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm rõ hơn cách xử lý khi gặp đột quỵ và dấu hiệu nhận biết sớm tình trạng đột quỵ. 

cách xử lý khi gặp đột quỵ
Đột quỵ là căn bệnh nguy hiểm cần được phát hiện và điều trị sớm

>>>> Click ngay: Những thực phẩm tốt nhất cho phổi bạn nên dùng thường xuyên

Tìm hiểu bệnh đột quỵ

Đột quỵ là tình trạng xảy ra khi máu vận chuyển lên não bị gián đoạn hoặc khi não chảy máu. Căn cứ vào tình trạng đột quỵ mà sẽ được phân thành các nhóm như đột quỵ do thiếu máu cục bộ và đột quỵ do xuất huyết não.

Phần lớn cơn đột quỵ sẽ do thiếu máu cục bộ xuất phát từ sự tích tụ của mảng bám trong động mạch. Trường hợp cục máu đông hình thành trong động mạch não đây được gọi là đột quỵ huyết khối còn khi hình thành ở một nơi khác trong cơ thể và di chuyển đến não có thể gây ra đột quỵ do thuyên tắc.

Một cơn thiếu máu thoáng qua hoặc triệu chứng cảnh báo tình trạng đột quỵ đều rất khó để nhận biết. Thông thường các triệu chứng sẽ biến mất trong vòng 24 giờ và thường kéo dài hơn năm phút. Do dòng máu lên não bị tắc nghẽn tạm thời nên các dấu hiệu cho thấy cơn đột quỵ nặng có thể xảy ra.

Mức độ nguy hiểm nhất của đột quỵ là tử vong, cũng sẽ có những trường hợp sống sót nhưng sẽ để lại những di chứng nặng nề.

Tùy vào khoảng thời gian phát hiện đột quỵ, cấp cứu mà sẽ có cách điều trị và mức độ tổn thương đến hệ thần kinh khác nhau. Nếu thời gian cấp cứu càng lâu thì hệ thần kinh sẽ càng bị tổn hại nhiều và gây ra hậu quả nghiêm trọng hoặc không thể phục hồi.

Đa phần các trường hợp sẽ mất khoảng 30 ngày người bị tai biến mạch máu não có thể phục hồi, biến chứng có thể gây tổn thương vĩnh viễn.

Thống kê đã chỉ ra rằng 90% các trường hợp đột quỵ sẽ phải gánh chịu những di chứng sau đột quỵ như sa sút trí tuệ, miệng méo, liệt nửa người, sống thực vật, gặp các vấn đề về thị giác, tâm lý, nói ngọng, giao tiếp khó khăn, sống thực vật… Suy giảm hoặc mất khả năng lao động, làm việc và trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Dấu hiệu nhận biết người bị đột quỵ cần sơ cứu ngay

Khi ai đó đang làm việc, sinh hoạt bình thường đều có thể xảy ra đột quỵ. Lúc này những triệu chứng thần kinh đột nhiên xuất hiện.

Những triệu chứng khởi phát và đạt mức độ nặng tối đa ngay từ đầu hoặc sẽ khởi phát đột ngột, diễn biến theo mức độ nặng dần lên thành từng nấc.

Các dấu hiệu nhận biết vận động như:

  • Bị liệt hoặc xuất hiện biểu hiện vụng về nửa người.
  • Xảy ra liệt đối xứng.
  • Gặp phải tình trạng nuốt khó.
  • Bị rối loạn thăng bằng.
  • Liệt dây thần kinh VII.
  • Mắc triệu chứng rối loạn ngôn ngữ gặp khó khăn trong việc biểu đạt lời nói, đọc viết, tính toán.
  • Cảm giác chóng mặt, đau đầu dữ dội, rung giật nhãn cầu…
  • Khó khăn khi mặc quần áo, chải tóc, đánh răng, rối loạn định hướng về không gian.

Mỗi người sẽ có mỗi triệu chứng khác nhau, không phải ai cũng cùng lúc gặp tất cả các triệu chứng.

Các triệu  chứng chỉ kéo dài vài phút hoặc vài giờ người bệnh cần được chăm sóc y tế khẩn cấp bởi những dấu hiệu đó là dấu hiệu cảnh báo cơn đột quỵ nhỏ, cơn thiếu máu cục bộ thoáng qua hoặc cảnh báo tình trạng đột quỵ sắp xảy ra.

cách xử lý khi gặp đột quỵ
Xử lý đột quỵ đúng cách sẽ hạn chế các biến chứng nguy hiểm gây ra cho nạn nhân

Cách xử lý khi gặp đột quỵ

Khi xảy ra tình trạng đột quỵ sẽ khiến cho người bệnh mất thăng bằng, bất tỉnh hoặc té ngã. Nếu nhận thấy bản thân hoặc những người xung quanh bạn có dấu hiệu của bệnh đột quỵ thì hãy làm theo các bước như:

  • Bước 1: Gọi ngay dịch vụ cấp cứu 

Nhận thấy bản thân đang có triệu chứng đột quỵ thì hãy nhờ người  khác gọi giúp để giữ bình tĩnh và chờ đợi sự trợ giúp nhanh chóng.

Trường hợp bạn đang chăm sóc cho người mắc đột quỵ cần đặt họ ở vị trí an toàn, mặc quần áo thoải mái hoặc nới lỏng quần áo và đặt ở không gian thoải mái. Đối với trẻ nhỏ hãy đặt trẻ ở tư thế nằm nghiêng một bên, hơi nâng đầu lên và đề phòng khi trẻ bị nôn.

  • Bước 2: Thực hiện sơ cứu đột quỵ trong lúc chờ cấp cứu

Xem người bệnh còn đang thở nếu không thấy nhịp thở thì có thể thực hiện hô hấp nhân tạo.

Nhận thấy người bệnh đang trong tình trạng khó thở hãy nới bỏ các phụ kiện bó sát, đồng thời nới lỏng quần áo để họ dễ thở hơn.

Trường hợp người bệnh ngừng tim hãy thực hiện xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Bên cạnh đó dùng khăn tay quấn vào ngón tay trỏ để có thể lấy sạch đờm, dãi ở trong miệng của bệnh nhân. Tuyệt đối không đưa bất cứ vật gì vào miệng của người bệnh.

Động viên, khuyên nhủ và trấn an người bệnh.

Người bệnh có triệu chứng yếu ở tay, chân cần nhờ nhiều người hỗ trợ di chuyển người bệnh.

Theo dõi người bệnh thường xuyên để tìm ra bất cứ sự thay đổi nào đó để thông báo cho nhân viên y tế.

  • Bước 3: Thông báo về tình trạng người bệnh

Bạn hãy chú ý ghi nhớ về biểu hiện, người bệnh có bị đập đầu hay té ngã… sau đó thông báo cho nhân viên  y tế khi xe cấp cứu đến.

Chú ý các sai lầm cần tránh khi sơ cứu đột quỵ

  • Chỉ nên đặt nạn nhân nằm nghiêng mà không được nằm ngửa vì tránh được tình trạng nôn ói không thoát ra ngoài được gây tắc nghẽn đường thở dẫn đến suy hô hấp. Trong trường hợp nằm ngửa sẽ gây ra tình trạng lưỡi bị tụt xuống họng, gây bít tắc đường thở dễ dẫn vào trạng thái hôn mê.
  • Tuyệt đối không cho người bệnh ăn uống hay sử dụng thuốc.
  • Không được dùng kim chích 10 đầu ngón tay hay ngón chân của người bệnh.
  • Không thực hiện cạo gió cho người bệnh.
  • Cần sớm đưa người bệnh đi cấp cứu không nên để bệnh nhân nằm lâu 1 chỗ.

Theo các chuyên gia thì thời gian vàng để cấp cứu bệnh nhân bị đột quỵ trong khoảng từ 4 - 5 tiếng đầu sau khi xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên và được cấp cứu bằng các loại thuốc như tiêu huyết khối đường tĩnh mạch hoặc trong 24 giờ đầu khi thực hiện phương pháp lấy huyết khối bằng dụng cụ cơ học từ vùng não bị tổn thương đối với các bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não thì khả năng người bệnh được cứu sống hay hạn chế di chứng rất cao.

Ở khoảng thời gian này thì mỗi phút trôi qua sẽ có khoảng 2 triệu tế bào thần kinh dần chết và tiếp đến vùng não này sẽ xảy ra tai biến và mô não cận kề sẽ bị hư hại và khó phục hồi sau khoảng thời gian vàng.

Hy vọng với những thông tin ở trên bạn đọc đã có thêm những thông tin về cách xử lý khi gặp  đột quỵ. Tuy nhiên những thông tin này sẽ mang tính chất tham khảo và tốt nhất nên hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa để có cách xử lý đúng nhất.

Cao Đẳng Dược

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Danh sách 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Danh sách 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Quyết định 298/QĐ-TTg được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký và ban hành 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực...
Thúc đẩy xây dựng đề kiểm tra theo định hướng thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Thúc đẩy xây dựng đề kiểm tra theo định hướng thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Đề kiểm tra định kỳ lớp 10, 11 vận dụng cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT từ 2025 đang được các địa phương đang tích...
02871060222