Tin tức

Thứ năm: 24/10/2024 lúc 11:40
Lương Duy

Đề tham khảo môn Giáo dục kinh tế và pháp luật bám sát thực tế

Bổ sung kiến thức thực tế và tăng khả năng phân tích tình huống là những điểm mới rất rõ nét được đánh giá ở đề tham khảo Giáo dục kinh tế và pháp luật trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 năm nay.

Đề tham khảo môn Giáo dục kinh tế và pháp luật bám sát thực tế

Ngày 18/10 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã công bố đề thi tham khảo của 17 môn. Đề thi các môn đều được đánh giá cao khi đi đúng trọng tâm của chương trình giáo dục phổ thông mới. Môn Giáo dục kinh tế và pháp luật cũng được nhiều thầy cô đánh giá là bám sát kiến thức thực tế và tăng khả năng phân tích tình huống. Học sinh cần nắm chắc các kiến thức cơ bản của cả ba lớp 10, 11, 12 thì mới có thể làm tốt được câu hỏi của bài thi.

Những điểm mới nổi bật của môn Giáo dục kinh tế và pháp luật được nhận định như sau:

Về số lượng câu hỏi: Trong thời gian 50 phút, thí sinh sẽ tham gia gồm 28 câu hỏi với 40 lệnh hỏi.

Về dạng thức câu hỏi và cách tính điểm:

Phần I: Có hai loại câu trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn: Câu hỏi trắc nghiệm đơn lẻ và dựa vào đoạn thông tin để trả lời nhiều hơn một câu hỏi.

Phần II: Là dạng thức câu hỏi mới là trắc nghiệm đúng sai với cách tính điểm riêng biệt. Cụ thể như sau:

Dạng thức câu hỏi

Số lượng

Cách tính điểm

Trắc nghiệm nhiều phương án lựa chọn

24 câu

 

0,25/câu hỏi

Trắc nghiệm đúng sai

4 câu

4 ý/câu

Điểm tối đa là 1 điểm/câu hỏi
- Đúng 1 ý trong 1 câu hỏi: 0,1 điểm
- Đúng 2 ý trong 1 câu hỏi: 0,25 điểm
- Đúng 3 ý trong 1 câu hỏi: 0,5 điểm
- Đúng cả 4 ý trong 1 câu hỏi: 1 điểm

Về cấp độ tư duy: Đề thi đang đi đúng hướng với mục tiêu của chương trình giáo dục phổ thông 2018 là đánh giá năng lực từ cấu trúc định đạng. 

Thành phần năng lực

Cấp độ tư duy

Tổng

Tỉ lệ

Phần I

Phần II

NB

TH

VD

NB

TH

VD

Điều chỉnh hành vi

2

 

1

   

3

6

15,00%

Tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội

14

6

1

 

6

3

30

75,00%

Giải quyết vấn đề và sáng tạo

         

4

4

10,00%

Tổng

16

6

2

0

6

10

40

100%

Tỉ lệ

40%

15%

5%

0%

15%

25%

100%

 

Có thể thấy, các câu hỏi vận dụng chiếm 4/10, các câu hỏi thông hiểu trong đề thi minh hoạt chiếm 6/10 câu. Như vậy, kết quả của kỳ thi, các trường Đại học, Cao đẳng vẫn hoàn toàn có thể sử dụng để xét tuyển.

Về phạm vi kiến thức

Kiến thức thực tế được áp dụng cụ thể trong đề tham khảo môn Giáo dục kinh tế và pháp luật

>>>> Xem ngay: Bộ GD giải đáp về kiến nghị tổ chức xét tốt nghiệp THPT toàn quốc

Các kiến thức lớp 10, 11, 12 đều được tổng hợp trong đề thi tham khảo.

Kiến thức thuộc phạm vi lớp 10 chiếm 10% tổng câu hỏi. Các cấp độ bao gồm: nhận biết, thông hiểu, câu hỏi thuộc các chủ đề. Các chủ đề bao gồm: Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh; Nền kinh tế và các chủ thể của nền kinh tế; Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Kiến thức thuộc phạm vi lớp 11 chiếm 20%. Các cấp độ bao gồm: tư duy và phân bổ ở các chuyên đề. Các chủ đề bao gồm: Thất nghiệp, lạm phát; Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh; Một số quyền tự do cơ bản của công dân; Một số quyền dân chủ cơ bản của công dân; Cạnh tranh, cung cầu trong kinh tế thị trường; Chuyên đề học tập.

Kiến thức thuộc phạm vi lớp 11 chiếm 70%. Ở phần này sẽ có các dạng câu hỏi trắc nghiệm đúng – sai. Các cấp độ bao gồm: tư duy và phân bổ ở các chuyên đề. Các chuyên đề bao gồm: Một số quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh tế; Quyền và nghĩa vụ của công dân về văn hóa xã hội; Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp; Quản lí thu, chi trong gia đình; Tăng trưởng và phát triển kinh tế; Hội nhập kinh tế quốc tế; Bảo hiểm và an sinh xã hội; Một số vấn đề cơ bản của pháp luật quốc tế.

Cụ thể ma trận như sau:

Lớp

Chủ đề

Cấp độ tư duy

Tổng

Tỉ lệ

Phần I

Phần II

Biết

Hiểu

VD

Biết

Hiểu

VD

10

Nền kinh tế và các chủ thể của nền kinh tế

1

         

1

2,5%

10

Sản xuất kinh doanh và các mô hình sản xuất kinh doanh

 

1

       

1

2,5%

10

Pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1

         

1

2,5%

10

Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1

         

1

2,5%

11

Cạnh tranh, cung cầu trong kinh tế thị trường

   

1

     

1

2,5%

11

Thất nghiệp, lạm phát

1

         

1

2,5%

11

Ý tưởng, cơ hội kinh doanh và các năng lực cần thiết của người kinh doanh

1

         

1

2,5%

11

Một số quyền dân chủ cơ bản của công dân

1

1

       

2

5,0%

11

Một số quyền tự do cơ bản của công dân

 

2

       

2

5,0%

11

Chuyên đề học tập

 

1

       

1

2,5%

12

Tăng trưởng và phát triển kinh tế

1

         

1

2,5%

12

Hội nhập kinh tế quốc tế

1

 

2

1

2

1

7

17,5%

12

Bảo hiểm và an sinh xã hội

1

2

       

3

7,5%

12

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

         

4

4

10,0%

12

Quản lí thu, chi trong gia đình

1

1

       

2

5,0%

12

Một số quyền và nghĩa vụ của công dân về kinh tế

1

   

1

1

2

5

12,5%

12

Quyền và nghĩa vụ của công dân về văn hóa xã hội

 

1

1

     

2

5,0%

12

Một số vấn đề cơ bản của pháp luật quốc tế

     

1

2

1

4

10,0%

Tổng

11

9

4

3

5

8

40

 

Tỉ lệ

28%

23%

10%

8%

13%

20%

100%

 

Điểm tối đa

6

4

10

 

Rất nhiều chuyên gia đánh giá cao về đề thi tham khảo của môn Giáo dục kinh tế và pháp luật. Đối với đề thi này thí sinh cần phải biết kết hợp các kiến thức đã học để phân tích tình huống trong các câu hỏi vận dụng. Ngoài ra, cũng có ít câu hỏi không thiể hiện rõ ở chủ đề nào cả. Các câu hỏi này được đánh giá là khó vì các em vừa phải vận dụng kiến thức thực tế và vừa phải sử dụng năng lực tư duy của bản thân.

Với ma trận từ đề thi tham khảo môn Giáo dục kinh tế pháp luật ở trên, các em học sinh lưu ý kiến thức cơ bản của cả ba lớp 10, 11, 12 cần thực sự nắm chắc. Ngoài ra, hãy đọc thêm thật nhiều tài liệu thực tế để có được khả năng phân tích tình huống, vận dụng tư duy để áp dụng vào các câu hỏi khó khác trong bài giúp đạt điểm tốt nhất. Chúc các em thành công!

Cao Đẳng Y Dược TPHCM tổng hợp

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Đăng ký thi Đại học năm 2025 ra sao nếu bỏ xét tuyển sớm?

Đăng ký thi Đại học năm 2025 ra sao nếu bỏ xét tuyển sớm?

Vừa qua, việc siết xét tuyển sinh sớm không quá 20% đã nhận được nhiều ý kiến từ dư luận. Nhiều trường Đại học đề...
Bộ Giáo dục xem xét việc bỏ xét tuyển sớm

Bộ Giáo dục xem xét việc bỏ xét tuyển sớm

Vừa qua, có một số Đại học đề xuất có thể bỏ việc xét tuyển sớm. Thứ trưởng Giáo dục Hoàng Minh Sơn cho biết Bộ cũng...
02871060222