Tin tức

Thứ hai: 04/11/2024 lúc 09:17
Lương Duy

Kỳ thi Đánh giá năng lực, Đánh giá tư duy 2025 cần được giám sát chặt chẽ

Kỳ thi Đánh giá năng lực, Đánh giá tư duy trong năm 2025 các đơn vị vẫn được tổ chức. Tuy nhiên, Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu giám sát chặt chẽ để đảm bảo chất lượng.

Kỳ thi Đánh giá năng lực, Đánh giá tư duy 2025 cần được giám sát chặt chẽ

Ngày 31/10 vừa qua đã diễn ra Hội nghị tổng kết kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024. Ông Huỳnh Văn Chương - Cục trưởng Quản lý chất lượng Bộ Giáo dục và Đào tạo cho biết sẽ giám sát chặt chẽ các kỳ thi do đơn vị tổ chức như Kỳ thi Đánh giá năng lực, Kỳ thi Đánh giá tư duy. Việc giám sát này nhằm đảm bảo yêu cầu đánh giá đúng năng lực của học sinh, đảm bảo kết quả đủ tin cậy trong việc xét công nhận tốt nghiệp THPT.

Ngoài ra, kết quả này còn đánh giá được quá trình dạy và học ở các cơ sở giáo dục. Qua đó, cũng cung cấp dữ liệu để các cơ sở giáo dục Đại học, giáo dục nghề nghiệp sử dụng trong tuyển sinh.

Kỳ thi Đánh giá năng lực, Đánh giá tư duy 2025 cần được giám sát chặt chẽ

>>>> Mách bạn: Trường Đại học Sư phạm TP HCM dự kiến không dùng điểm học bạ từ năm 2025

Về tuyển sinh theo kết quả thi tốt nghiệp THPT và các kỳ thi khác để đi theo đúng định hướng của chương trình giáo dục phổ thông mới. Ông Chương đề xuất việc sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển sinh để tạo sự công bằng: Khi sử dụng điểm của kỳ thi tốt nghiệp THPT để xét tuyển cần bảo đảm tính công bằng nếu xét tuyển cùng một ngành mà sử dụng nhiều tổ hợp môn (tổ hợp tuyển sinh).

Ông Chương cho hay hiện nay có tới 20 cách xét tuyển khác nhau chủ yếu là xét tuyển sớm (bằng điểm học bạ, chứng chỉ quốc tế, đánh giá năng lực, tư duy, kết hợp...), nhiều trường đưa ra phương thức tuyển sinh sớm khiến cho xét tuyển bằng điểm của kỳ thi tốt nghiệp THPT đang bị ảnh hưởng lớn. Có những em không đỗ được ngành mình yêu thích dù điểm thi của các em rất cao. Điều này khiến cho nhiều phụ huynh, học sinh cảm thấy không hài lòng.

Từ đó, tất cả các kỳ thi như kỳ thi Đánh giá năng lực, kỳ thi Đánh giá tư duy… tới đây trong quy chế tuyển sinh quy định cụ thể về mặt quản lý nhà nước sẽ được Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ ban hành cụ thể. Điều này giúp việc giám sát, kiểm tra chất lượng kỳ thi trở nên hiệu quả hơn.

"Quy trình xây dựng ngân hàng đề; đề thi phải không vượt quá Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Điểm này rất quan trọng và để học sinh không phải ôn thi riêng có thể phá vỡ việc dạy và học ở các trường phổ thông.

Quy trình tổ chức thi bảo đảm an toàn thống nhất và tránh nhiều hình thức gây khó khăn cho học sinh ôn thi; hiện nay mỗi trường đang sử dụng một hình thức khác nhau", ông Chương nói.

Hiện nay có khoảng 10 kỳ thi Đánh giá năng lực, Đánh giá tư duy được diễn ra bởi các trường Đại học tổ chức. Điển hình là Đại học Quốc gia và Bách khoa Hà Nội có lượng tham gia đông và nhiều trường cũng sử dụng điểm thi để xét tuyển.

Để đảm bảo công bằng và tránh hưởng tới kỳ thi chính, Cục trưởng Huỳnh Văn Chương đề xuất: "Thời điểm công bố kết quả xét tuyển sớm cần phải sau khi kết thúc chương trình và kế hoạch năm học, tức ngày 31-5 hằng năm. Điểm chuẩn các phương thức xét tuyển sớm cần được công bố sau thời gian này, tránh ảnh hưởng đến kỳ thi tốt nghiệp THPT và việc học tập của học sinh".

Điểm mới trong kỳ thi Đánh giá năng lực 2025

Năm 2025 là lứa học sinh tham dự các kỳ thi với chương trình giáo dục phổ thông mới. Vì vậy, cấu trúc đề thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội (HSA) cũng sẽ có những thay đổi đi theo đúng định hướng của chương trình học mới này. Các câu hỏi có tính bao quát và gắn liền với thực tế nhiều hơn.

Kỳ thi Đánh giá năng lực, Đánh giá tư duy 2025 cần được giám sát chặt chẽ

>>>> Cập nhật: Bộ GD giải đáp về kiến nghị tổ chức xét tốt nghiệp THPT toàn quốc

Đề thi gồm ba phần, Toán học và Xử lý số liệu là hai phần bắt buộc, Văn học - Ngôn ngữ và một phần Khoa học (tự chọn).

Phần Toán học và Xử lý số liệu với thời gian 75 phút, học sinh sẽ xử lý gồm 50 câu hỏi trong đó 35 câu dạng trắc nghiệm 4 lựa chọn, 15 câu điền đáp án. Nội dung thuộc lĩnh vực đại số, giải tích, hình học và đo lường, thống kê và xác suất.

Phần Văn học - Ngôn ngữ với thời gian làm bài 60 phút, thí sinh sẽ thực hiện 50 câu trắc nghiệm. Từ vựng, ngữ pháp, hoạt động giao tiếp, sự phát triển của ngôn ngữ và các biến thể ngôn ngữ, hành văn, văn hóa, xã hội, lịch sử, địa lý, nghệ thuật... là các ngữ liệu đến từ nhiều lĩnh vực đời sống sẽ được sử dụng trong bài thi.

Thí sinh có phần lựa chọn Khoa học hoặc Tiếng Anh. Với phần Khoa học, các em chọn 3 trong 5 chủ đề là Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử và Địa lý. Mỗi chủ đề có 17 câu hỏi.

Phần lựa chọn Tiếng Anh được thiết kế để tuyển sinh các ngành đào tạo ngoại ngữ với 50 câu trắc nghiệm.

Trong bài thi của kỳ thi Đánh giá năng lực cũng sẽ thay đổi về câu hỏi, cách đặt câu hỏi, nội dung câu hỏi. Trong tất cả các phần thi, mỗi chủ đề thi sẽ xuất hiện câu hỏi chùm. Để đánh giá năng lực tổng hợp của thí sinh, trong một ngữ cảnh dữ liệu đầu bài sẽ hỏi kèm 1 - 3 câu hỏi khác nhau.

Thí sinh cần phải có khả năng nhận định, phân tích và đưa ra phương án giải quyết vấn đề áp dụng thực tế bởi câu hỏi chùm có thể là chủ đề mới với ngữ liệu cho trước.

Đại học Quốc gia Hà Nội cũng lưu ý với kỳ thi Đánh giá năng lực năm nay các em thí sinh cũng cần phải nắm chắc kiến thức cơ bản, tuyệt đối không nên học tủ hay học mẹo để tránh không đạt được điểm như mong muốn.

Cao Đẳng Y Dược TPHCM tổng hợp

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Đăng ký thi Đại học năm 2025 ra sao nếu bỏ xét tuyển sớm?

Đăng ký thi Đại học năm 2025 ra sao nếu bỏ xét tuyển sớm?

Vừa qua, việc siết xét tuyển sinh sớm không quá 20% đã nhận được nhiều ý kiến từ dư luận. Nhiều trường Đại học đề...
Bộ Giáo dục xem xét việc bỏ xét tuyển sớm

Bộ Giáo dục xem xét việc bỏ xét tuyển sớm

Vừa qua, có một số Đại học đề xuất có thể bỏ việc xét tuyển sớm. Thứ trưởng Giáo dục Hoàng Minh Sơn cho biết Bộ cũng...
02871060222