Tin tức

Thứ tư: 28/08/2019 lúc 09:38
Nguyễn Trang

Kỹ thuật mới nối xương bị gãy vụn

Bác sĩ Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 đã dùng vít Herbert cố định chỏm xương bị gãy vụn cho một thiếu niên 14 tuổi tại Hải Dương.

Bệnh nhân bị tai nạn gãy vỡ vụn chỏm xương đài quay khuỷu tay phải, đến Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 vào đầu tháng 8. Tiến sĩ Nguyễn Việt Nam - Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật chi trên và vi phẫu, đã sử dụng vít Herbert cố định lại ổ xương bị gãy, nẹp chặt 2 mặt của ổ gãy giúp bệnh nhân nhanh chóng được hồi phục sức khỏe.

ky-thuat-noi-xuong-bi-gay-vun-1
Kỹ thuật mới nối xương bị gãy vụn

Theo Tiến sĩ Nam, chỏm quay tuy nhỏ nhưng là một trong những khớp độ lập và có mức độ quan trọng ở khớp khuỷu tay, chức năng chính là quay xung quanh xương trụ và giúp khuỷu tay có thể co duỗi, sấp ngửa cẳng tay và tạo được lực nâng cho phần cánh tay. Trong nhiều trường hợp chấn thương, hoặc tai nạn bệnh nhân thường bị vỡ và rạn đài quay ở khớp khuỷu. Ở mức độ nhẹ các bác sĩ thường chỉ định cố định và kết hợp xương hoặc đặt lại bằng những dụng cụ.

Ở tình trạng nặng, chỏm xương quay bị vỡ thành nhiều mảnh và không có khả năng kết hợp hoặc đặt lại xương, trước kia bác sĩ chỉ có cách duy nhất là lấy những mảnh vỡ ra khỏi khớp của bệnh nhân nếu không các mảnh vỡ srx bị kẹt ở trong khớp khiến cho bệnh nhân vận động khó khăn hơn và cứng khớp. Với kỹ thuật mới là vít Herbert bác sĩ kết xương và nén ép 2 mặt gãy, cố định vững chắc ổ gãy xương và đảm bảo liền xương nhanh, sớm vận động khớp khuỷu tránh để lại biến chứng cứng khớp. 

Bác sĩ Nam có nói “Kỹ thuật này giúp kết xương vững chắc, tập vật lý trị liệu sớm, bệnh nhân trở lại cuộc sống hàng ngày sớm, đặc biệt là không bị di chứng cứng khớp khuỷu. Mỗi ca phẫu thuật sử dụng vít Herbert chỉ mất khoảng 20 phút”.

Hiện, thiếu niên này đã có thể co, duỗi, sấp và ngửa cẳng tay, trở lại cuộc sống bình thường.

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp!

Chia sẻ

Tin tức liên quan

02871060222