Chuyên ngành đào tạo
Sự kiện hot
Tin nổi bật
Tin tức
Người mẹ ngất lịm khi con chào đời với 2 đầu 3 tay
Một sản phụ 21 tuổi tại bang Madhya Pradesh - Ấn Độ vừa hạ sinh bé trai với 2 đầu và 3 tay, khiến ê kíp đỡ đẻ sửng sốt.
Bác sĩ Surendra Sonkar của bệnh viện Vidisha Sadar kể về ca sinh hôm 23-11: "Đứa bé có hai đầu và ba tay. Bàn tay thứ ba có hai lòng bàn tay gắn liền với nó. Tuy nhiên, lại chỉ có một trái tim và các bộ phận nội tạng chung".
"Đây là lần đầu tiên tôi gặp trường hợp như vậy trong sự nghiệp của mình. Chúng tôi đang chăm sóc em bé và sẽ lấy ý kiến của các bác sĩ giàu kinh nghiệm ở hai thành phố Bhopal và Delhi, những người trước đó đã thực hiện ca phẫu thuật cho những đứa trẻ như vậy" - Bác sĩ Sonkar nói.
>>> Cập nhật thêm thông tin:
- Nữ sinh ĐH Ngoại thương mắc căn bệnh ung thư xúc động khi được Thủ tướng gửi thư động viên
- Bác sĩ Việt cứu sống trái tim của em bé Lào
- Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến rất vui vẻ khi nghỉ hưu
Hiện tại, đứa bé đang được chăm sóc tại Bệnh viện Đại học Y Hamidi, TP Bhopal - Ấn Độ. Theo các bác sĩ, đây là một ca song sinh "cực kỳ hiếm".
Được biết, gần như không có khả năng phẫu thuật tách cặp song sinh và các bác sĩ đang xem xét các hướng phẫu thuật khả thi.
Anh Ahirwar, cha của đứa bé, nói: Vợ tôi bị ngất sau khi nhìn thấy con". Vợ chồng sản phụ này nói rằng kết quả siêu âm của cô 2 tháng trước chỉ cho thấy cô đang mang song thai bình thường mà không nói gì về dị tật.
Về mặt Y học, hiện tượng hiếm gặp này có tên khoa học là parapagus tribrachius. Những đứa trẻ bị như vậy có rất ít cơ hội sống sót.
Trước đó vào năm 2016, một sản phụ tại bang Rajashtan, phía Tây Ấn Độ hạ sinh một đứa bé có 2 đầu nặng 2,5 kg. Khi vừa chào đời, bé rất khỏe mạnh nhưng tử vong chỉ 32 giờ sau đó.
Theo Cổng thông tin Y tế quốc gia Ấn Độ, mỗi năm nước này có khoảng 1,7 triệu trẻ mới ra đời bị dị tật bẩm sinh, chiếm 6%-7%.
Theo báo cáo của Dimes vào tháng 3-2016, tại Ấn Độ một số dị tật bẩm sinh phổ biến ở trẻ vừa chào đời bao gồm bệnh tim (8-10 ca/1000 ca), điếc (từ 5-10 ca/1000 ca) và dị tật dây thần kinh (4-11,4 ca/1000 ca).
Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn dẫn nguồn từ Báo nld.com.vn!