Chuyên ngành đào tạo
Sự kiện hot
Tin nổi bật
Tin tức
Những tác dụng dược lý của cây thuốc Tất Bát
Cây Tất Bát là gì? Tác dụng dược lý đi kèm của nó như thế nào? Để hiểu rõ hơn về những cây thuốc Tất Bát, mọi người dùng cập nhật những thông tin liên quan dưới đây.
Cây thuốc Tất Bát là gì?
Tất Bát được biết đến là một loại cây bò ở phần gốc, cây thẳng đứng và không có lông và cành sẽ mang hoa. Phần lá có cuống ngắn, phiến lá hình trứng thuôn, phần đỉnh nhịn và có hình trái tim ở phần gốc lá. Đối với phần cuối lá hơi có lông và có bẹ ở gốc.
Hoa Tất Bát thuộc hoa đơn tính và mọc thành từng bông. Đối với bông đực sẽ có trực nhẵn, lá bấc tròn nhị 2 và rất ngắn, bao phấn sẽ có hình bầu dục. Bông cái sẽ thường ngắn hơn bông đực, phần trực sẽ không có lông, cuống ngắn. Bầu sẽ mang 3 nhụy có hình trứng và đầu nhọn. Phần quả mọng và vào tháng 3 cây Tất Bát sẽ ra hoa.
Đặc điểm của cây Tất Bát thường mọc nhiều ở những vùng miền Nam. Bên cạnh đó, loại cây thuốc này thường trồng nhiều tại một số nước khác như: Trung Quốc tại vùng Quảng Đông, Indonexia, Ấn Độ,...
Thành phần chủ yếu của cây Tất Bát có tinh dầu. trong đó những thành phần chủ yếu bao gồm: Tetrahydropiperic, Pipenne, Palmitic acid, N-Isobutyl-deca-trans-2-trans-4-dienamide, bộ phận rễ có chứa Pipeartin, Piperlogumin,... Cây Tất Bát thường được sử dụng để chế biến các loại thuốc Đông Y khác nhau.
Tìm hiểu về tác dụng dược lý của cây Tất Bát
Những tác dụng dược lý của cây thuốc Tất Bát thường được mọi người nhắc đến nhiều nhất, bao gồm:
+ Có tác dụng kháng khuẩn: cây thuốc này có tác dụng in vitro, ức chế những lợi như: trực khuẩn lì, trực khuẩn đại tràng, Staphylococcus aureus, Bacillus subtilus, Bacillus cereus,...
+ Cây Tất Bát có tác dụng trong việc chống co giật.
+ Dịch của lá cây Tất Bát khi chích vào trong màng bụng sẽ có tác dụng hạ thân nhiệt chuột.
+ Có tác dụng làm giãn mạch ở da, vì vậy khi uống thuốc được bào chế từ lá cây này sẽ có cảm giác nóng toàn thân.
+ Một số thực nghiệm cho thấy loại thuốc được bào chế từ cây Tất Bát có tác dụng chống lại tình trạng thiếu máu cơ tim, chống rối loạn nhịp tim, tăng cường sức chịu đựng ở trong trạng thái thiếu dưỡng khí,...
Ứng dụng lâm sàng của cây Tất Bát như thế nào?
Những ứng dụng lâm sàng của cây Tất Bát cụ thể như sau:
- Điều trị tình trạng đau bụng, buồn nôn và bị tiêu chảy do tỳ vị hàn: sử dụng kết hợp cùng với Cao Lương khương. Theo đó, mọi người thường độc vị bột Tất Bát uống cùng với nước cơm, hay có thể dùng phối hợp với những loại thuốc ôn tỳ để dùng.
- Điều trị tình trạng tiêu chảy kéo dài: cây thuốc Tất Bát phối hợp cùng với Can Khương, Nhục Quế, Đảng Sâm để điều trị tiêu chảy nguyên nhân do tỳ vị hư hàn.
- Trị đau răng: Tất Bát xay ra và xát vào vùng răng bị đau. Hoặc mọi người có thể dùng kèm với hạt tiêu liều lượng bằng nhau và gia cùng thêm ít sáp ong viên thành từng viên nhỏ bằng hạt vừng. Tiến hành sử dụng tại vùng răng bị đau khoảng tầm 1 - 2 hạt.
- Tình trạng chảy nước mũi: Cây thuốc Tất Bát sẽ được tán thành dạng bột mịn rồi thổi vào mũi.
- Điều trị thiên đầu thống: Tất Bát sẽ được tán thành bột mịn và người bệnh sẽ ngậm ít cùng với nước nóng. Nếu như đau bên nào thì nên hít bên đó tầm khoảng 0.4g bột vào bên mũi đó.
Tổng hợp những thông tin trên liên quan đến cây thuốc Tất Bát và những tác dụng liều dùng tương ứng. Nhưng đây chỉ là thông tin chia sẻ của những giảng viên Khoa Cao đẳng Dược ở TPHCM chia sẻ, mọi người khi dùng những loại thuốc được bào chế từ cây Tất Bát cần tuân thủ theo đúng chỉ định các thầy thuốc chỉ định.