Tin tức

Thứ ba: 22/10/2019 lúc 15:18
Nguyễn Trang

Những triệu chứng nhận biết bệnh sốt phát ban

Sốt phát ban là bệnh gì? Đâu là những triệu chứng cơ bản nhận biết bệnh lý này? Để hiểu hơn về bệnh lý này mọi người cùng tìm hiểu những thông tin liên quan bài bài viết dưới đây.

Bệnh sốt phát ban là gì?

Sốt phát ban là tình trạng nóng sốt, nổi những đốm nhỏ bằng hoặc nhô lên và thường xuất hiện ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây ra bệnh có thể do virus herpes 6 hay 7 gây nên. Bệnh này thường vô hại và sẽ khỏi nếu như được nghỉ ngơi và có chế độ ăn uống đầy đủ. Một số trường hợp hiếm gặp, bệnh có thể gây nên tình trạng sốt cao và dẫn đến những biến chứng đối với sức khỏe. Hiện nay có nhiều loại sốt phát ban khác nhau, trong đó, có 2 loại chính là ban đỏ và ban đào.

sot-phat-ban-1
Tìm hiểu về bệnh sốt phát ban

Tìm hiểu những triệu chứng nhận biết bệnh sốt phát ban

Đối với những trường hợp mắc bệnh sốt phát ban thường thể hiện ra từ khoảng 1 - 2 tuần sau khi mắc bệnh. Nhưng những dấu hiệu có thể sẽ không thấy hoặc triệu chứng sẽ ở mức độ nhẹ. Những triệu chứng phổ biến nhất của bệnh sốt phát ban bao gồm:

- Sốt: đây được xem là một trong những triệu chứng phổ biến nhất là sốt cao > 39.4°C ngay sau khi nhiễm bệnh. Đối với trường hợp trẻ mắc bệnh, những triệu chứng ban đầu có thể là bị viêm họng, sổ mũi, ho đi kèm với sốt. Bạn có thể sẽ thấy những hạch bạch huyết sưng lên ở quanh phần cổ của trẻ. Sốt sẽ kéo dài trong khoảng từ 3 - 5 ngày.

- Nổi phát ban: tình trạng nổi phát ban sẽ theo sau những cơn sốt, da trẻ sẽ xuất hiện những đốm đỏ nhỏ bằng hoặc bị sưng lên. Một số đốm có thể sẽ là màu trắng bao quanh nó. Phát ban ở trẻ em sẽ nhanh chóng lan rộng từ từ và bắt đầu từ vùng ngực, lưng, bụng cho đến cổ và phần cánh tay. Một số trường hợp sẽ có thể lây lan đến phần chân và mặt và sẽ biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày, không gây bất kỳ khó chịu nào đối với trẻ nhỏ.

Những dấu hiệu khác đi kèm khi trẻ mắc bệnh sốt phát ban bao gồm:

  • Chán ăn.
  • Mắc phải bệnh tiêu chảy ở mức độ nhẹ.
  • Bị sưng mí mắt.
  • Sẽ thường gây cảm giác khó chịu đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Hoặc mọi người hãy nhanh chóng gặp bác sĩ nếu như không mắc phải những triệu chứng được đề cập ở trên. Nếu như gặp phải bất kỳ thắc mắc gì về những dấu bệnh bệnh cần phải tham khảo ý kiến của các bác sĩ. Những triệu chứng ban đầu của bệnh sốt phát ban tương tự như bệnh sốt xuất huyết. Do đó, mọi người cần phải tìm hiểu và có thể phân biệt được về 2 bệnh lý này.

Nguyên nhân mắc bệnh

Nguyên nhân mắc bệnh sốt phát ban do đâu? Đây là một trong những thắc mắc được nhiều người quan tâm đến. Theo các bác sĩ chuyên khoa cho biết sốt phát ban là một căn bệnh lây nhiễm do virus human herpes 6, hoặc trong một số trường hợp là do virus human herpes 7 gây nên. Virus lây từ người này sang người khác thông qua những vật dụng cá nhân. Lấy ví dụ như: đối với một đứa trẻ bị nhiễm virus nếu như sử dụng chung ly với trẻ đang mắc bệnh. Bệnh sốt phát ban không lây truyền qua giao tiếp.

Người lớn chưa từng mắc bệnh nếu như tiếp xúc với trẻ bị sốt phát ban cũng có nguy cơ ảnh hưởng về sau. Nhưng, đối với những người khỏe mạnh khi đó bệnh sẽ không ở mức độ nặng. Nếu như không bị phát ban hoặc chỉ sốt ở mức độ nhẹ, các bạn vẫn có nguy cơ mắc nhiễm virus sang con của mình, hoặc những thành viên khác trong gia đình thông qua đường hô hấp hoặc tiết dịch nước bọt.

Phương pháp điều trị

Các bác sĩ sẽ tiến hành chẩn đoán bệnh thông qua bệnh sử và tiến hành khám lâm sàng. Các bác sĩ sẽ biết đó là bệnh sốt phát ban nếu như trẻ có những dấu hiệu phát ban, sốt hoặc xét nghiệm máu nhằm kiểm tra kháng thể nhằm chống lại bệnh.

sot-phat-ban-2
Phương pháp điều trị bệnh sốt phát ban

Để điều trị bệnh các bác sĩ sẽ chỉ định thuốc nhằm kiểm soát được cơn sốt. Một số loại thuốc thông thường được các bác sĩ chỉ định hạ sốt bao gồm: Ibuprofen, Acetaminophen,... Bên cạnh đó, mọi người cần phải lau người cho trẻ nhằm hạ sốt. Nếu cho trẻ sơ sinh dùng sốt, cần phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ về liều lượng và cần có sự giám sát kỹ lượng. Không được chỉ định cho trẻ < 20 tuổi sử dụng thuốc Aspirin bởi sẽ có nguy cơ mắc phải hội chứng Reye.

Trường hợp những triệu chứng không nặng, sốt phát ban khi đó có thể tự khỏi và không cần phải áp dụng phương pháp nào để điều trị.

Chăm sóc bệnh sốt phát ban tại nhà

Cần phải theo dõi nhiệt độ, hạ sốt cho trẻ khi cần thiết: trước tiên các bậc phụ huynh nên nới lỏng áo quần cho trẻ, chườm ấm cho trẻ không được vượt > 10 phút/h. Cho trẻ uống thuốc hạ nhiệt, đặt thuốc hạ nhiệt dạng đặt hậu môn dành cho trẻ. Nhưng nếu như trẻ vẫn tiếp tục sốt cần phải cho trẻ uống Paracetamol với liều 10 - 15mg/kg/lần và cách nhau khoảng tầm 6h.

Lưu ý cần phải bù đủ nước và điện giải dành cho trẻ: các bậc phụ huynh cần phải cho trẻ uống nhiều nước như: nước ép hoa quả, Oresol, súp,... Cần phải cách ly trẻ nhằm tránh nhiễm khuẩn và lây nhiễm với những trẻ khác.

Sau khi trẻ đã bù đủ nước điện giải và hạ sốt cho trẻ, các mẹ cần tiếp tục theo dõi nếu như tình trạng bệnh vẫn diễn biến xấu đi, khi đó cần đưa trẻ đến trung tâm/ bệnh viện gần nhất để được các bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp.

Lưu ý, khi trẻ bị sốt phát ban các bậc phụ huynh cần phải lưu ý tránh:

  • Không nên để người bệnh ở nơi ẩm ướt, kín và chật chội.
  • Hết sức thận trọng khi tắm cho trẻ. Khi bị sốt phát ban cơ thể sẽ rất yếu. Nếu như tắm rửa không thận trọng sẽ dễ bị bị cúm và chuyển sang những bệnh lý khác nghiêm trọng hơn.
  • Không cho trẻ dùng tay gãi lên bề mặt da.
  • Không đưa trẻ đến những nơi công cộng và đông người nhằm tránh lây nhiễm bệnh cho các trẻ khác.
  • Lưu ý, không cho trẻ tiếp tục với những loại nước tẩy rửa, sữa tắm hoặc môi trường ô nhiễm từ hóa chất, khói bụi, lông thú nuôi trong gia đình,... Đây là những nguyên nhân gia tăng cơ hội mắc bệnh nặng hơn.
  • Tránh những thực phẩm như trứng, những loại thực phẩm khó tiêu hóa, kem, nước đá hoặc nước lạnh.

Không nên mặc quần áo bó sát người hay những vật liệu vải dễ gây kích ứng với da.

Tổng hợp những thông tin cung cấp trên do một số giảng viên Cao đẳng Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh chia sẻ nhằm giúp cho mọi người biết rõ về bệnh sốt phát ban và những triệu chứng cơ bản nhận biết bệnh. Tốt nhất khi gặp phải những dấu hiệu bất thường, hoặc nghĩ bản thân mình đang mắc bệnh hãy nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế gần nhất để được bác sĩ thăm khám.

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chỉ đạo trường Đại học sớm có phương án tuyển sinh 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chỉ đạo trường Đại học sớm có phương án tuyển sinh 2025

Phương án tuyển sinh Đại học năm 2025 đang là vấn đề được rất nhiều địa phương, trường trung học phổ thông, giáo...
Cấu trúc đề thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM 2025

Cấu trúc đề thi Đánh giá năng lực Đại học Quốc gia TP.HCM 2025

ĐHQG TPHCM công bố dự kiến cấu trúc đề thi Đánh giá năng lực năm 2025. Theo đó, đề thi sẽ gồm 3 phần và có điều chỉnh...
02871060222