Tin tức

Thứ ba: 02/04/2019 lúc 11:50
Nguyễn Trang

Nhuyễn xương - Triệu chứng & Nguyên nhân nhận biết bệnh

Bệnh nhuyễn xương có nguy hiểm hay không? Đâu là những nguyên nhân gây nên bệnh lý này? Để hiểu hơn về bệnh lý này mọi người cùng tìm hiểu những thông tin liên quan dưới đây.

Bệnh nhuyễn xương là gì?

Nhuyễn xương được biết là một bệnh lý có khả năng làm suy giảm của xương, thông thường cơ thể của bệnh nhân bị thiếu hàm lượng Vitamin D ở mức độ nghiêm trọng. Bệnh lý này thường xảy ra đối với người lớn, còn đối với trẻ nhỏ thường gặp đối với những trẻ mắc bệnh còi xương. Bên cạnh đó, bệnh lý còi xương có thể xảy ra ở phụ nữ, nhất là phụ nữ trong thời gian mang thai.

benh-nhuyen-xuong-1
Bệnh nhuyễn xương là gì?

Bệnh nhuyễn xương không giống như với loãng xương, mặc dù 2 bệnh lý này liên quan đến xương và dễ gây nên tình trạng loãng xương. Khi mắc bệnh lý này có thể sẽ khiến cho xương bị mềm và dễ bị gãy hơn.

Những triệu chứng cơ bản nhận biết bệnh nhuyễn xương

Trong những trường hợp mắc bệnh nhuyễn xương ở giai đoạn đầu, đa phần sẽ không mang lại những triệu chứng gì, mặc dù các bạn sẽ có thể thấy được những dấu hiệu của bệnh ở trên X - quang/ thông qua quá trình xét nghiệm và chẩn đoán khác nhau.

Chứng bệnh nhuyễn xương bắt đầu nặng hơn, khi đó bệnh nhân sẽ cảm thấy yếu xơ và đau xương nhiều hơn. Những cơn đau nhức có thể xuất hiện ở phần dưới xương chậu/ hông, đau ở phần lưng dưới, xương sườn và ở phần chân. Tình trạng bệnh này sẽ tệ hơn khi về đêm/ khi có những áp lực lên phần xương.

Khi gặp phải những triệu chứng cơ bản trên mọi người hãy nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế để được các bác sĩ thăm khám. Đồng thời, thảo luận thêm với các bác sĩ được biết để tìm được phương pháp điều trị bệnh dứt điểm, tránh để lại những biến chứng xấu đối với sức khỏe về sau.

Nguyên nhân gây bệnh nhuyễn xương

Theo một số giảng viên thuộc Khoa Cao đẳng Dược Thành phố Hồ Chí Minh, cũng như các bác sĩ chuyên khoa cho biết, bệnh nhuyễn xương là một trong những khuyết điểm lớn nhất trong quá trình hình thành, phát triển của hệ xương. Trong chế độ ăn uống hàng ngày nếu như không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, cơ thể không thể hấp thu tốt, khi đó sẽ gây nên bệnh bị nhuyễn xương.

benh-nhuyen-xuong-2
Tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh nhuyễn xương

Ngoài ra, bệnh nhuyễn xương xảy ra có thể do một số nguyên nhân cơ bản như sau:

- Những đối tượng bị thiếu hàm lượng Vitamin D: Ánh mặt mặt trời, nhất là vào buổi sáng sớm sẽ có khả năng tạo ra hàm lượng Vitamin D khi gấp thu qua về mặt da. Vì vậy, những người sống ở những vùng thiếu ánh sáng mặt trời/ chế độ ăn uống ít hàm lượng Vitamin D sẽ dễ mắc phải bệnh nhuyễn xương. Tình trạng cơ thể thiếu Vitamin D là một trong những nguyên nhân gây nên chứng bệnh nhuyễn xương.

- Bệnh nhân mắc bệnh Celiac: những đối tượng mắc phải bệnh lý này khi dung nạp những thực phẩm có chứa Gluten sẽ có nguy cơ phá hủy ruột non. Trong những trường hợp niêm mạc ruột hư, nó sẽ không gây hấp thu những dinh dưỡng và gây nên tình trạng thiếu hụt hàm lượng Vitamin D, Canxi trong cơ thể.

- Những người đã phẫu thuật: dạ dày có nhiệm vụ chuyển hóa thức ăn để giải phóng hàm lượng Vitamin D, khoáng chất được hấp thu trong ruột. Tuy nhiên, quá trình hoạt động này sẽ bị gián đoạn nếu như bạn đã tiến hành phẫu thuật cắt bỏ đi toàn bộ dạ dày hay chỉ một phần, vì vậy sẽ gây nên tình trạng thiếu hụt hàm lượng Vitamin D, canxi. Bên cạnh đó, những người tiến hành phẫu thuật cắt bỏ ruột non cũng sẽ có nguy cơ thiếu hụt 2 chất trên.

- Những đối tượng đang trong thời gian dùng những loại thuốc co giật như Phenobarbital, Phenytoin,... cũng sẽ có khả năng gây nên tình trạng thiếu Vitamin D và và gây nên tình trạng nhuyễn xương.

- Rối loạn về chức năng gan/ thận: những trường hợp gặp phải những vấn đề về gan/ thận khi đó sẽ gây nên tình trạng hấp thu Vitamin D bị ảnh hưởng.

Phương pháp điều trị bệnh nhuyễn xương tránh để lại biến chứng

Trong trường hợp sớm phát hiện bệnh nhuyễn xương, các bạn chỉ cần uống bổ sung Vitamin D, Canxi/ Phosphate trong thời gian từ vài tuần đến vài tháng, nhằm điều trị bệnh dứt điểm.

Những bệnh nhân gặp phải những về đề về hấp thu do tổn thương về đường ruột, phẫu thuật hay chế độ ăn uống ít hàm lượng dinh dưỡng quan trọng. Tốt nhất hãy bổ sung thêm Vitamin D bằng cách tiêm qua da/ tiêm tĩnh mạch qua tĩnh mạch trong cánh tay. Đồng thời, khuyến cáo mọi người cần phải tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để tạo thêm lượng Vitamin D trong da.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng sẽ được điều trị trước những tiềm ảnh, ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa Vitamin D như: suy gan, thận sẽ giảm. Trẻ bị mắc phải bệnh nhuyễn xương, còi xương ở mắc độ nặng có thể phẫu thuật phục hồi biến dạng xương.

Chia sẻ chế độ sinh hoạt dành cho người mắc bệnh nhuyễn xương

Khi mắc bệnh nhuyễn xương mọi người nên áp dụng một số biện pháp như sau:

- Cần phải ăn uống đủ chất dinh dưỡng, lựa chọn những thực phẩm giàu hàm lượng Vitamin D như các loại dầu cá, lòng đỏ trứng gà, các loại ngũ cốc, bánh mì hay sữa.

- Tắm nắng cũng là một trong những giải pháp giúp mọi người có thể cải thiện được hàm lượng Vitamin D trong cơ thể và giảm thiểu tình trạng bệnh nhuyễn xương.

Hy vọng tất cả những thông tin cung cấp trên nhằm giúp mọi người biết được về bệnh nhuyễn thể cùng như những triệu chứng nhận biết bệnh. Khi phát hiện bản thân mắc phải bệnh lý này hãy nhanh chóng đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế để được các bác sĩ thăm khám cụ thể.

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Điểm SAT lần đầu tiên được áp dụng tại Đại học Y Dược TP HCM

Điểm SAT lần đầu tiên được áp dụng tại Đại học Y Dược TP HCM

Năm 2024, ở hai ngành Y khoa và Răng-Hàm-Mặt, trường Đại học Y Dược TP HCM lần đầu xét tuyển bằng điểm...
Danh sách 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Danh sách 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Quyết định 298/QĐ-TTg được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký và ban hành 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực...
02871060222