Chuyên ngành đào tạo
Sự kiện hot
Tin nổi bật
Tin tức
Thủ tướng: Cần giảm áp lực cho học sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức kỳ thi chất lượng, hiệu quả, giảm áp lực cho học sinh bởi đây là năm học mà lứa đầu tiên học sinh sẽ thi tốt nghiệp THPT theo chương trình mới.
Thủ tướng: Cần giảm áp lực cho học sinh trong kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025
Trong chỉ thị ngày 4/9 về tăng cường điều kiện đảm bảo thực hiện hiệu quả nhiệm vụ năm học 2024-2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính đánh giá chất lượng giáo dục có nhiều kết quả tốt nhưng bên cạnh đó vẫn còn những điểm cần sửa đổi. Tình trạng thừa, thiếu giáo viên xảy ra cục bộ, tỷ lệ trường đạt chuẩn và kiên cố hóa ở một số nơi còn thấp; cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu chưa đảm bảo. Tình trạng thiếu trường, lớp còn xảy ra ở các thành phố lớn và khu vực đông dân, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
Dó đó, về mạng lưới trường học, thủ tướng yêu cầu ngành giáo dục và các địa phương tiếp tục rà soát, tổ chức và sắp xếp, điều chỉnh quy mô từng lớp, giảm các điểm trường lẻ và tăng trường bán trú, nội trú. Dựa trên điều kiện thực tế địa phương khi quy hoạch đô thị mới, các tỉnh, thành cần dành quỹ đất xây trường học, chú trọng hình thành trường liên cấp.
>>>> Xem ngay: Từ năm 2025 thay đổi cách xếp phòng, vận chuyển đề thi tốt nghiệp
Hiện nay, tình trạng thiếu giáo viên vẫn còn đang diễn ra và cần khắc phục. Vì thế, Bộ Nội vụ cần phối hợp với ngành Giáo dục rà soát số lượng biên chế, có giải pháp phù hợp không để xảy ra tình trạng thiếu giáo viên đặc biệt là giáo viên dạy các môn mới theo chương trình 2018 và giáo viên mầm non. Để thu hút giáo viên tới công tác và gắn bó lâu dài, địa phương cần nghiên cứu, ra chính sách phù hợp nhất.
Phát triển học sinh theo phẩm chất và năng lực là mục tiêu chung của hương trình GDPT 2018. Giáo dục phổ thông chia làm 2 giai đoạn: Giáo dục cơ bản (tiểu học và THCS) và định hướng nghề nghiêp (cấp THPT). Ở cấp THPT, học sinh được phân hóa theo năng khiếu, định hướng nghề nghiệp bằng hình thức tự chọn với nhiều tổ hợp.
Thủ tướng yêu cầu đổi mới giảng dạy, kiểm tra, đánh giá các môn học, quan điểm về học. Học ở đây không phải để đối phó thầy, cô hay thi (thi gì học nấy), mà học để phát triển phẩm chất năng lực, làm người, cạnh tranh việc làm với trí tuệ nhân tạo.
Về vấn đế Sách giáo khoa, Thủ tướng yêu cầu ngành giáo dục và địa phương cung ứng đầy đủ học liệu. Các địa phương cần có phương án hỗ trợ sách cho học sinh ở các gia đình chính sách; dành nguồn lực để đầu tư cơ sở vật chất cho trường học và chuyển đổi số trong giáo dục bởi do năm học tới này chương trình mới được triển khai đồng bộ từ lớp 1 đến 12.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cần chuẩn bị đầy đủ để kỳ thi đảm bảo nghiêm túc, an toàn, chất lượng và hiệu quả, đồng thời giảm áp lực cho học sinh bởi năm 2025 là thời điểm lứa học sinh đầu tiên thi tốt nghiệp THPT theo chương trình này.
Vào cuối năm ngoái, Bộ đã công bố phương án thi, cấu trúc, định dạng đề thi. Về phương pháp, kỹ năng ra đề, kiểm tra đánh giá đã triển khai thập huấn cho hơn 3.000 giáo viên cốt cán.
Dự kiến kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 sẽ diễn ra trong hai ngày 26-27/6/2025.
Số môn thi giảm hai, số buổi thi giảm một so với các năm trước. Các môn thi theo dạng trắc nghiệm với các câu hỏi chọn phương án đúng, đáp án đúng/sai và trả lời ngắn. Riêng với môn thi Ngữ văn vẫn giữ hình thức tự luận.
Thủ tướng cho rằng cần đẩy mạnh tự chủ, đặc biệt về tài chính, song phải gắn liền với trách nhiệm giải trình và công khai, minh bạch riêng đối với mạng lưới trường đại học, cao đẳng sư phạm.
Hoạt động khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo cũng cần được các trường đại học triển khai và phát triển. Đề án phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là trong lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây cũng nên được ưu tiên rõ nét.
Năm 2025 này có 23 triệu trẻ đến trường dự đón năm học mới. Đây là năm học có nhiều bước ngoặt lớn nên cũng cần có những hướng đi tốt nhất.
Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp