Chuyên ngành đào tạo
Sự kiện hot
Tin nổi bật
Tin tức
Thúc đẩy xây dựng đề kiểm tra theo định hướng thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Đề kiểm tra định kỳ lớp 10, 11 vận dụng cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT từ 2025 đang được các địa phương đang tích cực triển khai biên soạn câu hỏi, xây dựng.
Thúc đẩy xây dựng đề kiểm tra theo định hướng thi tốt nghiệp THPT năm 2025
Áp dụng vào kiểm tra định kỳ
Giám đốc Sở GD&ĐT Nguyễn Tân tại Thừa Thiên Huế cho hay, các trường THPT được chủ động bố trí thời gian kiểm tra cuối học kỳ II từ 22/4 - 26/4 và từ 3/5 - 15/5. Nhà trường tổ chức ra đề theo hướng tiếp cận đề thi tốt nghiệp THPT năm 2024 của Bộ GD&ĐT đối với khối 12.
Riêng đối với khối 11 thì các trường được khuyến khích trường xây dựng đề kiểm tra theo cấu trúc định dạng đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025. Sở GD&ĐT tổng hợp dữ liệu đề để quản lý, phục vụ công tác phân tích chất lượng đề từng trường sau mỗi kỳ kiểm tra định kỳ.
Thầy Hoàng Minh - Hiệu trưởng Trường THPT Phú Bài chia sẻ khi nhận được chỉ đạo của Sở GD&ĐT, thầy đã tiến hành khi tổ chức kiểm tra giữa, cuối kỳ đều yêu cầu các tổ chuyên môn, giáo viên xây dựng ma trận đặc tả, đề cương ôn tập trên tinh thần tiếp cận cấu trúc, dạng đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.
>>>> Xem ngay: Các trường Kinh tế giảm mạnh chỉ tiêu xét điểm thi tốt nghiệp
Đối với nội dung kiến thức môn học, trường yêu cầu xây dựng đề kiểm tra theo hướng mới yêu cầu giáo viên phải nghiên cứu kỹ. Từ đó, để làm tốt, học sinh cần có năng lực, kiến thức kỹ năng chắc chắn.
Phó Trưởng phòng Giáo dục Trung học Sở GD&ĐT Thái Bình, ông Nguyễn Viết Huy cũng hướng dẫn các cơ sở giáo dục tổ chức khảo sát chất lượng năm học 2023 - 2024 và kiểm tra định kỳ lớp 10, 11. Theo đó, tất cả theo cấu trúc, định dạng đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025 từ thời gian làm bài, cấu trúc, định dạng.
Sở GD&ĐT xây dựng, chuyển các nhà trường tổ chức in sao đối với đề khảo sát. Các tổ bộ môn xây dựng bản đặc tả, ma trận và đề kiểm tra trên ngân hàng câu hỏi đánh giá, bám sát hướng dẫn của Bộ, sở, đảm bảo khách quan, chính xác đối với đề kiểm tra định kỳ.
“Trong đợt kiểm tra cuối học kỳ II này, việc xây dựng đề kiểm tra có vận dụng theo cấu trúc định dạng đề thi tốt nghiệp THPT từ 2025 được thống nhất thực hiện trong toàn tỉnh”, ông Huy cho biết.
Bắt đầu từ kiểm tra cuối kỳ II lớp 10, 11 năm học 2023 – 2024, Sở GD&ĐT sẽ thống nhất chỉ đạo thực hiện trong toàn tỉnh. Để kịp thời tháo gỡ khó khăn do năm đầu triển khai thì yêu cầu chuyên viên, lãnh đạo phòng chuyên môn phụ trách môn học, giáo viên cốt cán sẽ trực tiếp hướng dẫn giáo viên; tăng cường trao đổi kinh nghiệm giữa giáo viên trong trường và cụm trường...
Nâng cao năng lực đội ngũ
Yếu tố then chốt ở đây chính là xây dựng đề kiểm tra theo định dạng mới, năng lực đội ngũ. Tập huấn nghiệp vụ cho giáo viên đã được triển khai ở rất nhiều địa phương. Đã có khoảng 600 giáo viên là tổ trưởng, tổ phó, nhóm trưởng chuyên môn các môn Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh, Địa lý, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử được tập huấn trực tiếp về xây dựng đề kiểm tra theo định hướng thi tốt nghiệp THPT năm 2025 tại địa phương Bắc Giang.
Giám đốc Sở GD&ĐT Hải Dương, Ông Lương Văn Việt cho hay tham gia tập huấn sẽ có mặt của 1 đến 2 thầy cô là tổ trưởng, nhóm trưởng, giáo viên mỗi trường có kinh nghiệm đã và đang dạy lớp 10, 11 theo Chương trình GDPT 2018. Để thảo luận, trao đổi tại lớp tập huấn, mỗi tổ/nhóm chuyên môn được yêu cầu xây dựng 1 đề kiểm tra minh họa theo cấu trúc định dạng đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.
Tại Hải Dương, trong các ngày 15, 16, 17/4, Sở cũng tổ chức tập huấn giáo viên các trường THPT về biên soạn câu hỏi đánh giá, xây dựng đề kiểm tra định kỳ lớp 10, 11 vận dụng cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.
Giám đốc Sở GD&ĐT Bùi Thị Kim Tuyến tại Hòa Bình cho biết vào ngày 14/4, sở có kế hoạch mời lãnh đạo, chuyên viên, Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT làm báo cáo viên để tập huấn cho cán bộ, giáo viên THPT của tỉnh về biên soạn câu hỏi kiểm tra đánh giá, xây dựng đề kiểm tra định kỳ lớp 10, 11 môn Toán, Ngữ văn. Tất cả cũng đều vận dụng cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT từ năm 2025.
>>>> Mách tân sinh viên: Những ngành dễ xin việc khi theo học khối C
Cán bộ, giáo viên được tham gia tập huấn sẽ về tổ chức tập huấn lại cho tất cả các cán bộ giáo viên đang công tác tại nhà trường. Nội dung tập huấn là:
- Xây dựng ma trận, bảng đặc tả đề minh họa bài kiểm tra định kỳ cho học sinh lớp 10, 11;
- Thực hành xây dựng đề kiểm tra định kỳ các môn Toán, Ngữ văn cấp THPT và thiết kế câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực học sinh, phương pháp, kỹ thuật các hình thức kiểm tra, đánh giá thường xuyên và định kỳ.
Người ra đề phải tuân thủ đúng ma trận, bản đặc tả đã xây dựng, thống nhất trong tổ chuyên môn, nắm vững chương trình và mục tiêu kiến thức ở mỗi cấp độ thì mới có thể soạn thảo đề kiểm tra theo định dạng mới. Từ đó, các dạng bài, câu hỏi mới bảo đảm tính công bằng, phản ánh đúng năng lực học sinh. Thêm nữa, dựa trên phản hồi từ học sinh và kết quả kiểm tra, đề thi cũng cần được điều chỉnh và đánh giá thường xuyên.
Tổ trưởng chuyên môn, ban giám hiệu phụ trách tổ bộ môn chính là những người phản biện đề độc lập và duyệt đề qua 2 vòng. Sáng tạo đề thi mới chất lượng là điều cần thiết nên cũng cần nhà trường có các cơ chế cụ thể. Thầy Lê Anh Tuấn (Hiệu trưởng Trường Phổ thông liên cấp Newton Vĩnh Phúc) cũng chia sẻ nên có sự liên kết với tổ chức giáo dục, trường học khác trao đổi đề kiểm tra và kinh nghiệm soạn thảo.
Thúc đẩy xây dựng đề kiểm tra theo định hướng thi tốt nghiệp THPT năm 2025 là điều cần thiết. Qua đó, giúp cho thí sinh có cơ hội được bám sát với đề thi nhiều hơn.