Tin tức

Thứ sáu: 01/12/2023 lúc 09:31
Trần Thị Mai

Cách sử dụng thuốc Hapenxin 250 điều trị các trường hợp nhiễm khuẩn

Hapenxin 250 là một loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh Cephalosporin thế hệ 1 có hoạt tính diệt khuẩn. Vậy thuốc Hapenxin 250 có tác dụng gì? Cách sử dụng và liều dùng ra sao? Có lưu ý gì trong quá trình sử dụng không?...

Tác dụng của thuốc Hapenxin 250

Hapenxin 250 là một loại thuốc thuộc nhóm kháng sinh điều trị các bệnh nhiễm trùng như nhiễm khuẩn răng, nhiễm khuẩn tai mũi họng....

Hapenxin 250 có thành phần chính là Cephalexin và có tác dụng rộng trên nhiều loại vi khuẩn gram dương và âm. Cơ chế tác dụng của thuốc là ức chế tổng hợp thành tế bào vi khuẩn, chính vì vậy mà thuốc thường được chỉ định điều trị trong các trường hợp như:

  • Người mắc nhiễm khuẩn tai mũi họng, đường hô hấp như nhiễm khuẩn răng, viêm tai giữa, viêm xoang, nhiễm khuẩn mũi hầu do Streptococcus, viêm amidan.
  • Đường tiết niệu - sinh dục: Trường hợp người mắc bệnh giang mai, lậu, viêm bàng quang không hiệu quả khi sử dụng Penicillin.
  • Ngăn ngừa tình trạng nhiễm khuẩn đường tiết niệu tái diễn sau đó.
  • Sử dụng thay thế kháng sinh Penicillin trong dự phòng cho các bệnh nhân mắc bệnh tim cần điều trị răng.

Bên cạnh đó thuốc Hapenxin 250 sẽ được chỉ định điều trị trong các trường hợp khác chưa được liệt kê ở trên. Nếu người bệnh thắc mắc có thể tham khảo bác sĩ chuyên khoa để được giải đáp chi tiết hơn.

Hapenxin 250

Liều dùng và cách sử dụng thuốc Hapenxin 250

Hướng dẫn sử dụng thuốc

Tìm hiểu kỹ hướng dẫn sử dụng và thông tin sử dụng thuốc Hapenxin 250 theo đúng khuyến cáo của nhà sản xuất.

Tốt nhất nên uống thuốc trước bữa ăn để Hapenxin 250 phát huy hiệu quả tốt nhất.

Sử dụng thuốc bằng đường uống, bạn hòa tan 1 gói với 1 ít nước khoảng 5 - 10ml và khuấy đều trước khi uống.

Nên uống thuốc vào thời điểm nhất định trong ngày để hạn chế tình trạng quên liều  và trong trường hợp quên liều thì nên uống bù trong thời gian gần nhất.

Tùy tình trạng sức khỏe và mục đích điều trị bệnh mà sẽ được chỉ định liều dùng phù hợp nên người bệnh cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Khi sử dụng thuốc nhận thấy các triệu chứng không được cải thiện thì cần thông báo với bác sĩ để được thay đổi liều dùng hiệu quả hơn.

Liều dùng dành cho người lớn

Uống 2 gói/ 4 lần/ ngày tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Tuy nhiên liều dùng tối đa 4 gói/ 4 lần/ ngày.

Trường hợp người bệnh bị suy thận khi độ thanh thải creatinin lớn hơn 50ml/ phút, creatinin huyết thanh nhỏ hơn 132 micromol/l: Sử dụng tối đa 1g/ 4 lần/ ngày.

Trường hợp người bệnh bị suy thận khi độ thanh thải creatinin lớn hơn 19-10ml/ phút, creatinin huyết thanh nhỏ hơn 296 - 470 micromol/l: Sử dụng liều 500mg/ 3 lần/ ngày.

Trường hợp người bệnh bị suy thận khi độ thanh thải creatinin nhỏ hơn 10ml/ phút, creatinin huyết thanh nhỏ hơn 471 micromol/l: Sử dụng liều 250mg/ 2 lần/ ngày.

Liều dùng dành cho trẻ em

Đối với trẻ em trên 12 tuổi: Uống 2 gói/ 4 lần/ ngày tùy thuộc vào mức độ của bệnh. Tuy nhiên liều dùng tối đa 4 gói/ 4 lần/ ngày.

Đối với trẻ em từ 6 - 12 tuổi: Sử dụng 2 - 4 gói/ 2 lần/ ngày.

Đối với trẻ em từ 2 - 5 tuổi: Sử dụng 1 - 2 gói/ 2 lần/ ngày.

Đối với trẻ em dưới 2 tuổi: Sử dụng 1/2 gói/ 2 lần/ ngày.

Đối với trường hợp trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh các bậc  huynh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để tránh gây hại cho sức khỏe trẻ nhỏ.

Tác dụng phụ của thuốc Hapenxin 250

Khi sử dụng thuốc Hapenxin 250 nếu không dùng không đúng cách hoặc quá lạm dụng sẽ gặp phải các tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe như:

  • Buồn nôn, tiêu chảy.
  • Ít nổi mề đay, nổi ban.
  • Tăng bạch cầu ưa eosin.
  • Ngứa tăng transaminase gan không hồi phục.

Theo đó sẽ đi kèm các triệu chứng phản ứng dị ứng nghiêm trọng như chóng mặt, mệt mỏi, đau đầu, phản ứng phản vệ, phù Quincke, mắc chứng rối loạn tiêu hóa, viêm âm đạo, vàng da ứ mật, viêm thận kẽ có hồi  phục, ngứa bộ phận sinh dục, viêm gan…

Dù là mắc triệu chứng gì người bệnh cũng cần chú ý và thông báo ngay cho bác sĩ hoặc đến các cơ sở y tế để được xử lý nhanh chóng và kịp thời.

Tác dụng phụ của thuốc Hapenxin 250
Pha thuốc với nước lọc để uống đúng cách và đạt hiệu quả cao

>>>> Xem ngay: Tác dụng - Chỉ định của thuốc Cetirizine Stella 10mg bạn cần biết

Tương tác thuốc

Qúa trình dùng nhiều loại thuốc cùng lúc sẽ gây ra ảnh hưởng đến các hoạt động của thuốc hoặc làm sức khỏe của người dùng bị ảnh hưởng. Hãy liệt kê cho bác sĩ biết các loại thuốc bạn đang sử dụng bao gồm cả thuốc được kê đơn, không được kê đơn, thực phẩm chức năng để điều chỉnh liều dùng cho phù hợp. Một số nhóm thuốc có thể ảnh hưởng đến quá trình sử dụng thuốc Hapenxin 250 như:

  • Aminoglycosid, thuốc lợi tiểu mạnh vì sẽ gây ra độc tính trên thận.
  • Probenecid sẽ làm tăng độc tính của thuốc Hapenxin 250.

Bên cạnh đó Hapenxin 250 cũng có thể xảy ra tương tác với tình trạng sức khỏe của người bệnh nên cần chú ý.

Những lưu ý trong quá trình sử dụng thuốc Hapenxin 250

Phụ nữ mang thai hoặc đang trong quá trình nuôi con bằng sữa mẹ cần chú ý sử dụng để không gây hại đến sức khỏe thai nhi hoặc trẻ nhỏ. Chỉ nên sử dụng khi thực sự cần thiết và không nên tự ý sử dụng khi chưa có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Cần chú ý điều chỉnh liều dùng đối với bệnh nhân suy thận.

Việc  sử dụng thuốc Hapenxin 250 trong thời gian dài sẽ làm phát triển quá mức các vi khuẩn không nhạy cảm, như vậy sẽ cần ngay lập tức ngưng việc dùng thuốc.

Các thành phần có trong thuốc Hapenxin 250 sẽ gây ảnh hưởng đến kết quả xét nghiệm glucose niệu bằng dung dịch Benedict hoặc gây dương tính trên thử nghiệm Coombs và ảnh hưởng đến cả việc định lượng creatinin bằng picrat kiềm.

Mỗi loại thuốc khác nhau sẽ có những cách bảo quản khác nhau, vì vậy hãy đọc kỹ hướng dẫn bảo quản thuốc Hapenxin 250 trên bao bì, hoặc hỏi dược sĩ.

Thuốc chống chỉ định sử dụng trong các trường hợp mẫn cảm hoặc bị dị ứng với các thành phần của thuốc.

Hapenxin 250 giá bao nhiêu? Thuốc Hapenxin 250 hiện nay đang được bán ở nhà thuốc trên toàn quốc nên người sử dụng có thể mua để dùng.

Qua bài viết Thuốc Hapenxin 250, từ đó đã đem đến nhiều kiến thức hữu ích cho bạn đọc. Tuy nhiên những thông tin ở trên chỉ mang tính chất tham khảo và không có tác dụng thay thế chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

Cao Đẳng Dược TPHCM

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Danh sách 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Danh sách 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

Quyết định 298/QĐ-TTg được Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà ký và ban hành 47 đơn vị sự nghiệp công lập trực...
Thúc đẩy xây dựng đề kiểm tra theo định hướng thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Thúc đẩy xây dựng đề kiểm tra theo định hướng thi tốt nghiệp THPT năm 2025

Đề kiểm tra định kỳ lớp 10, 11 vận dụng cấu trúc đề thi tốt nghiệp THPT từ 2025 đang được các địa phương đang tích...
02871060222