Chuyên ngành đào tạo
Sự kiện hot
Tin nổi bật
Tin tức
Tìm hiểu những triệu chứng làm suy giảm miễn dịch
Tình trạng suy giảm miễn dịch nếu không phát hiện và có phương pháp điều trị kịp thời sẽ dẫn đến bị suy giảm miễn dịch thứ cấp. Vậy, đâu là những dấu hiệu cơ bản để nhận biết bệnh lý này?
Suy giảm miễn dịch là bệnh gì?
Suy giảm miễn dịch sẽ làm phá vỡ khả năng tự bảo vệ cơ thể khỏi những vi khuẩn, virus, ký sinh trùng hay cả tình trạng suy giảm hệ miễn dịch bẩm sinh. Bất kỳ vấn đề gì làm suy yếu hệ miễn dịch đều gây nên tình trạng suy giảm miễn dịch thứ cấp.
Khi mắc phải bệnh lý này cơ thể sẽ không có khả năng chống lại nhiễm trùng hay những bệnh tật. Đây được xem là tình trạng rối loạn giúp những virus; vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể. Suy giảm miễn dịch sơ cấp/ bẩm sinh sẽ xuất hiện khi mới ra đời. Suy giảm miễn dịch bẩm sinh/ thứ cấp được biết đến là tình trạng rối loạn các bạn mắc phải sau này.
Tìm hiểu những triệu chứng nhận biết suy giảm miễn dịch
Theo các bác sĩ chuyên khoa và một số giảng viên Khoa Cao đẳng Dược HCM chia sẻ về những triệu chứng cơ bản nhận biết tình trạng suy giảm miễn dịch, cụ thể:
✓ Cơ thể bị cảm lạnh;
✓ Mắt hồng;
✓ Bị nhiễm trùng xoang;
✓ Một số trường hợp có thể bị viêm phổi;
✓ Mắc phải bệnh tiêu chảy;
✓ Gặp phải tình trạng nhiễm trùng nấm men;
Trong trường hợp mắc phải những triệu chứng trên nhưng không giảm bớt sau một thời gian, tốt nhất mọi người hãy gặp bác sĩ để được thăm khám cụ thể. Đồng thời, trao đổi với các bác sĩ để biết rõ được phương pháp điều trị bệnh dứt điểm.
Tuy vào cơ địa, tình trạng sức khỏe của mỗi người sẽ gặp phải những triệu chứng không giống nhau. Do đó, mọi người nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ, khi có những dấu hiệu bất thường đối với sức khỏe hãy đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế gần nhất để được hỗ trợ thăm khám cụ thể.
Nguyên nhân gây nên tình trạng suy giảm miễn dịch
Như chúng ta được biết hệ miễn dịch được hình thành từ những mô bạch huyết trong cơ thể, trong đó gồm có: những bộ phận của lá lách; dạ dày, tủy xương, hạch bạch huyết, amidan, tuyến yên,... Hàm lượng protein cũng như những tế bào trong máu cũng nằm một phần của hệ thống miễn dịch. Như các bác sĩ cho biết hệ thống miễn dịch có chức năng quan trọng trong việc bảo vệ cơ thể tránh khỏi những chất độc hại là kháng nguyên bao gồm: độc tố, virus, vi khuẩn, tế bào ung thư, tế bào máu ngoại vi, vi khuẩn hay các mô.
Tình trạng suy giảm miễn dịch còn xuất phát từ yếu tố do di truyền, vì vậy làm ảnh hưởng đến các tế bào B, gồm có:
- Làm mất gamma Globulin trong máu: Tình trạng này khá nghiêm trọng có thể gây nên chết người.
- Giảm gamma Globulin trong máu: đây là nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhiễm trùng được tiêu hóa và đường hô hấp.
Những trường hợp bị suy giảm miễn dịch xuất phát từ một số bệnh lý như: HIV/ AIDS, người bị suy dinh dưỡng. Một số trường hợp mắc phải bệnh ung thư cũng có thể mắc phải tình trạng suy giảm miễn dịch.
Ngoài ra, những trường hợp bị cắt bỏ lá lách đồng nghĩa với việc mắc phải bệnh suy giảm miễn dịch, mắc phải tình trạng nhiễm trùng ở mức độ cao. Đặc biệt, người mắc bệnh tiểu đường cũng có nguy cơ mắc bệnh nhiễm trùng. Người già, hệ miễn dịch ngày càng bị suy giảm, đồng thời hệ thống mô miễn dịch dần bị thu nhỏ và số lượng những tế bào máu trắng dần suy giảm.
Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, tình trạng suy giảm miễn dịch có thể sẽ xuất phát từ một số nguyên nhân như sau:
✓ Những đối tượng bị thiếu hụt chất bổ thể.
✓ Gặp phải chứng thất điều giãn mạch.
✓ Người mắc phải hội chứng DiGeorge.
✓ Giảm hàm lượng Gamma Globulin có trong máu.
✓ Người mắc phải bệnh lý Bruton.
✓ Bệnh nhân mắc hội chứng Wiskott-Aldrich.
✓ Đối tượng khuyết tật bạch cầu bám dính.
Những phương pháp điều trị bệnh suy giảm miễn dịch
Quá trình điều trị tình trạng suy giảm miễn dịch nhanh hay chậm còn phụ thuộc vào cơ địa của mỗi người. Đối với những trường hợp mắc bệnh HIV/ AIDS sẽ gây nên những bệnh nhiễm trùng khác nhau. Do đó, các bác sĩ sẽ tiến hành kê đơn thuốc tương ứng, đưa ra được liều dùng thuốc kháng virus nhằm điều trị bệnh lý này.
Phương pháp điều trị tình trạng suy giảm hệ miễn dịch gồm thuốc kháng sinh, tiến hành điều trị miễn dịch. Một số loại thuốc kháng sinh như: Interferon, Amantadine, Acyclovir. hay có thể dùng để điều trị những bệnh nhiễm trùng virus gây ra bởi những bệnh suy giảm miễn dịch gây nên.
Đối với những trường hợp bị tủy xương không có khả năng sản xuất tế bào Lympho, bác sĩ sẽ chỉ định ghép tế bào gốc tủy xương.
Những thông tin trên liên quan đến bệnh suy giảm miễn dịch và những nguyên nhân gây bệnh. Tốt nhất mọi người nên đi thăm khám sức khỏe định kỳ, nếu phát hiện bệnh hãy trao đổi với bác sĩ để biết được phương pháp điều trị kịp thời.