Tin tức

Thứ hai: 01/04/2019 lúc 14:39
Nguyễn Trang

Tìm hiểu về bệnh còi xương ở trẻ em và phương pháp điều trị

Còi xương là bệnh gì? Đâu là những triệu chứng cơ bản để nhận biết bệnh lý này? Dưới đây các bác sĩ chuyên khoa chia sẻ những thông tin liên quan đến bệnh lý này, mọi người cùng cập nhật ở bài viết dưới đây.

Bệnh còi xương là gì?

Theo các bác sĩ chuyên khoa Nhi cho biết, còi xương là một trong những tình trạng rối loạn ở trẻ, bởi sự thiếu hụt hàm lượng Vitamin D, Canxi/ Phosphate có trong cơ thể. Theo đó, khi mắc phải bệnh lý này trẻ sẽ có nguy cơ bị suy yếu, làm và khiến xương bị mềm.

Tìm hiểu những triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh còi xương

Một số giảng viên thuộc hệ Cao đẳng Y Dược TP HCM chia sẻ về những triệu chứng thông thường để nhận biết bệnh còi xương bao gồm: trẻ tăng trưởng chậm hơn, xương chậu; chân và ở phần cột sống bị đau, yếu cơ

benh-coi-xuong-1
Tìm hiểu những triệu chứng thường gặp khi mắc bệnh còi xương

Theo đó, bệnh còi xương là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát triển của trẻ. Bởi khi mắc bệnh đồng nghĩa với việc trẻ dễ bị dị tật, suy yếu xương cũng như hệ miễn dịch, những bệnh trẻ mắc phải như:

  • Phần cổ tay cũng như ở phần mắt cá chân bị dày lên.
  • Chân bị cong, hay có thể ở 2 phần đầu gối bị chụm vào nhau.
  • Phần xương ức của trẻ sẽ bị nhô ra.

Tốt nhất các bậc phụ huynh nên đưa con đi thăm khám kịp thời nếu như gặp phải một trong những triệu chứng vừa đề cập ở trên. Đồng thời, nếu có bất kỳ thắc mắc gì liên quan đến bệnh, phương pháp điều trị dứt điểm dành cho trẻ hãy trao đổi cụ thể với bác sĩ chuyên khoa.

Đâu là nguyên nhân gây bệnh còi xương ở trẻ?

Nguyên nhân cơ bản nhất khiến trẻ mắc bệnh còi xương là do trẻ không có đủ lượng Vitamin D từ nguồn ánh sáng mặt trời và những thực phẩm khác. Hàm lượng Vitamin D rất quan trọng đối với sức khỏe cũng như sự phát triển của hệ xương, nên sẽ giúp cho cơ thể hấp thụ Canxi, Phốt - pho trong thực phẩm. Tuy nhiên, trẻ sẽ bị còi xương trong trường hợp không nhận đủ hàm lượng Vitamin D, Phốt - pho và Canxi.

Một số bệnh lý gây nên tình trạng thiếu hụt hàm lượng Vitamin D như sau:

Bệnh viêm đường ruột.

Trẻ mắc bệnh xơ nang.

Mắc phải những bệnh về thận.

Trường hợp trẻ mắc bệnh Celiac.

Ngoài ra, bệnh còi xương có thể di truyền từ bố mẹ sang con cái. Trong những trường hợp này các bậc phụ huynh cân nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế gần nhất để được các bác sĩ có chế độ chăm sóc đặc biệt.

Tìm hiểu những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh còi xương

Các bác sĩ chuyên khoa có chỉ ra cụ thể về những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh còi xương gồm có:

Trẻ sinh non.

Mẹ bị thiếu hụt hàm lượng Vitamin D trong thời gian mang thai, khi đó sinh con sẽ có nguy cơ mắc bệnh còi xương ở mức độ cao. Hay trẻ có thể sẽ bị còi xương trong vài ba tháng đầu sau khi sinh.

Yếu tố về làn da, trẻ da đen được đánh giá là làn da ít sản xuất ra hàm lượng Vitamin D nhất.

Yếu tố về kinh - vĩ độ: những trẻ sống ở vĩ độ phía Bắc, nơi có ít ánh nắng mặt trời sẽ có nguy cơ mắc bệnh còi xương ở mức độ cao.

Đang trong những loại thuốc kháng virus, chống động kinh cũng có khả năng làm ảnh hưởng đến quá trình sử dụng hàm lượng Vitamin D trong cơ thể.

Trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ chỉ bú sữa mẹ thôi cũng không đủ, bởi sữa mẹ không đủ hàm lượng Vitamin D nhằm phòng ngừa bệnh còi xương. Do đó, trẻ em cần phải uống bổ sung thêm hàm lượng Vitamin D.

Trẻ bị thiếu hàm lượng Canxi. Thông thường những trẻ còi xương sẽ nhận ít hơn hàm lượng canxi mỗi ngày là 300mg. Đối với những trẻ đang trong thời gian phát triển hàng ngày ngày sẽ cần đến 400mg - 1.500mg canxi để xương được phát triển tốt.

Áp dụng chế độ ăn kiêng: những trẻ nuôi ở nước ngoài/ trẻ em nghèo khổ thông thường sẽ dễ mắc bệnh còi xương, suy dinh dưỡng do chế độ ăn uống không được đảm bảo.

Những biến chứng do bệnh còi xương để lại

Khi trẻ mắc phải bệnh còi xương nếu không được điều trị dứt điểm sẽ để lại một số biến chứng như:

  • Cột sống bị cong bất thường.
  • Cơ thể chậm phát triển hơn so với những trẻ khác.
  • Mắc phải chứng bệnh động kinh.
  • Một số trẻ sẽ rơi vào tình trạng khiếm khuyết nha khoa.
benh-coi-xuong-2
Những biến chứng do bệnh còi xương để lại

Do đó, khi phát hiện trẻ có có những dấu hiệu của bệnh còi, hãy nhanh chóng đưa trẻ đến bệnh viện/ Trung tâm Y tế gần nhất để thăm khám. Đồng thời, hãy trao đổi rõ với các bác sĩ được biết về phương pháp điều trị bệnh đối với trẻ.

Chế độ sinh hoạt nhằm hạn chế tình trạng còi xương đối với trẻ

Nhằm ngăn ngừa được bệnh còi xương, tốt nhất mọi người hãy đảm bảo về chế độ ăn uống hàng ngày cho trẻ đủ hàm lượng Vitamin D. Đồng thời cần phải bổ sung thêm hàm lượng Vitamin D cho trẻ bằng cách:

Cho trẻ ăn những loại cá béo như: cá ngừ, cá hồi hay cá mòi,...

Ăn dầu cá.

Lựa chọn nấm hương để chế biến món ăn.

Cho trẻ ăn lòng đỏ trứng gà.

Các loại ngũ cốc.

Ăn bánh mì.

Uống thêm sữa.

Nước cam vắt.

Phụ nữ trong thời gian mang thai cần phải uống bổ sung thêm Vitamin D. Hãy trao đổi kỹ với các bác sĩ để biết rõ hơn về hàm lượng thuốc tương ứng.

Trong sữa mẹ chỉ có chứa một lượng nhỏ hàm lượng Vitamin D. Do đó, ngoài bú sữa mẹ trẻ cần phải bổ sung thêm 400 đơn vị quốc tế Vitamin D hàng ngày.

Tắm nắng là một trong những nguồn cung cấp cần thiết đối với trẻ. Khi đó, làn da sẽ sản xuất hàm lượng Vitamin D khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời.

Tổng hợp những thông tin cung cấp trên nhằm giúp cho mọi người được biết rõ về bệnh còi xương và những dấu hiệu cơ bản để nhận biết bệnh lý này. Hãy tìm ra phương pháp điều trị dứt điểm, tránh để lại những biến chứng xấu đối với sức khỏe về sau.

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Giáo viên mong dạy thêm tại nhà được hợp pháp

Giáo viên mong dạy thêm tại nhà được hợp pháp

Theo khảo sát của Đại học Quốc gia TP HCM trong số 12.500 giáo viên có hơn 63% muốn được hợp pháp việc dạy thêm ở nhà...
Tổng hợp những lời chúc ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tổng hợp những lời chúc ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là ngày vô cùng trọng đại tri ân những người lái đò thầm lặng đưa chúng ta tới bến bờ...
02871060222