Cao Đẳng Kỹ Thuật Phục Hồi Chức Năng

Thứ hai: 12/09/2022 lúc 16:49
Trần Thị Mai

Tìm hiểu các kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp

Trong lịch sử y học thì Kỹ thuật phục hồi chức năng là một chuyên ngành còn khá non trẻ mới xuất hiện nhằm hỗ trợ điều trị cho y khoa trong điều trị bệnh. Để tìm hiểu kỹ hơn về ngành bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nắm rõ hơn kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp.

Phục hồi chức năng hô hấp là gì?

Phục hồi chức năng hô hấp sẽ giúp cho người bệnh trở lại với xã hội và dễ dàng thích nghi tốt hơn với cuộc sống đồng thời có thể thực hiện được các công việc khác nhau mà không bị khó thở, hay hạn chế khi phải gắng sức, hạn chế được sự âu lo dẫn đến trầm cảm.

Kỹ thuật phục hồi chức năng thường được áp dụng đối với những bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính hoặc các bệnh hô hấp khác như hen suyễn mãn tính, bệnh phổi kẽ, suy hô hấp do lao, giãn phế quản…

Để xây dựng được các kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp nhiều chuyên gia đầu ngành hô hấp trên thế giới đã tìm tòi, nghiên cứu nhằm mang lại hiệu quả tốt cho người bệnh.

Kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp bao gồm nhiều các thành phần như vận động và thể dục, vật lý trị liệu hô hấp, giáo dục sức khỏe, hỗ trợ tâm lý… Người bệnh sẽ tham gia các kỹ thuật và bài tập vận động, tăng cường sức cơ chi trên, cơ hô hấp và các bài tập theo sự hướng dẫn để đạt được kết quả tốt, có hiệu quả nhất, trường hợp có nhiều đờm người bệnh cần tập ho có hiệu quả và dẫn lưu bằng tư thế. 

Các kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp

Có rất nhiều những kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp, tuy nhiên tùy từng mức độ bệnh mà sẽ được áp dụng những phương pháp riêng, cụ thể bao gồm:

Kỹ thuật vỗ lồng ngực

Mục đích của phương pháp này là giúp long đờm, dãi ứ đọng trong phổi, khi thực hiện vỗ phổi sẽ tạo ra các làn sóng cơ học tác động qua thành ngực vào phổi.

Vị trí vỗ sẽ là phía sau và hai bên thành ngực.

Cách thực hiện:

  • Bàn tay chụm lại các ngón tay khép lại.
  • Vỗ lên thành ngực sẽ tạo thành đệm không khí giữa tay và thành ngực.
  • Vai, cổ tay, khuỷu tay của người thực hiện vỗ lồng ngực luôn đặt ở vị trí mềm mại, thoải mái.
  • Vỗ với tốc độ vừa phải không nên quá mạnh vì sẽ gây ra các khó chịu cho bệnh nhân.
  • Trong quá trình vỗ bàn tay di chuyển lên trên hoặc xuống dưới và theo kiểu vòng tròn.
  • Phải lót khăn mỏng trên da tuyệt đối không vỗ vào vùng xương nhô lên như cột sống, xương đòn.
ky-thuat-phuc-hoi-chuc-nang
Các bài tập kỹ thuật phục hồi chức năng nên thực hiện theo sự giám sát của kỹ thuật viên

>> Tìm hiểu thêm các trường đào tạo kỹ thuật phục hồi chức năng

Kỹ thuật rung lồng ngực

  • Việc rung lồng ngực sẽ có tính chất cơ học để long đờm, di chuyển đờm vào phế quản như vậy đờm sẽ khạc nhổ ra ngoài.

Cách thực hiện

  • Rung lồng ngực sẽ được tiến hành khi bệnh nhân thở ra.
  • Khi thực hiện bệnh nhân sẽ đặt hai tay lên thành ngực phía sau và luồn tay vào kẽ sườn người bệnh. Khi bệnh nhân hít vào sâu xương sườn sẽ ra sức chống lại sức đè.
  • Lúc bệnh nhân thở ra kỹ thuật viên ấn tay và rung nhẹ tay vào thành ngực để đờm dãi từ phế quản nhỏ đi ra phế quản lớn ra ngoài.

Kỹ thuật tập thở

Tập thở cơ hoành

Để thực hiện được kỹ thuật này bệnh nhân sẽ nằm ngửa hoặc vừa nằm vừa ngồi gấp 45 độ và hai khớp háng xoay ra phía ngoài.

Hướng dẫn người bệnh thực hiện thở bụng sao cho khi hít vào cơ hoành hạ xuống, bụng phồng lên và khi thở ra cơ hoành nâng lên, dưới bụng lõm xuống. 

Sau vài nhịp thở bệnh nhân cần thở sâu để tay lên bụng nhằm kháng lại lực đẩy đó đến khi bệnh nhân thở được bằng bụng.

Đối với kỹ thuật này người thực hiện cần tránh việc thở ra và ép buộc vì dễ gây ra xẹp phổi. Chú ý tránh thở kéo dài quá mức dẫn đến khi người bệnh ngày càng thở dốc và kiểu thở trở nên không đều. Chỉ nên tập thở theo hướng dẫn và trong thời gian ngắn để không gây tăng thông khí phổi.

Thở cạnh sườn hoặc thở phân thùy

Đặt tay lên thành ngực tương ứng với vùng phổi cần tăng thông khí để di chuyển động lên xuống theo nhịp thở rồi ấn đẩy lồng ngực khi bệnh nhân thở ra.

Nên để lồng ngực cơ động tự do khi bệnh nhân hít vào.

Thực hiện đối kháng đôi chút khi bệnh nhân hít vào và hít vào gắng sức để bệnh nhân thở vào đầy đủ hơn.

Tập thể dục và vận động 

Để việc vận động được an toàn và đạt hiệu quả như mong muốn thì người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ chuyên khoa trước khi bắt đầu tập vận động. Tốt nhất nên tập vận động tại các đơn vị phục hồi chức năng hô hấp ở gần nơi cư trú để được giám sát. Đồng thời cần kiên nhẫn tập luyện, hiệu quả vì ngay từ đầu sẽ chưa có tác dụng được. 

Hy vọng rằng những chia sẻ vừa rồi của mình về Kỹ thuật phục hồi chức năng hô hấp ở trên đã giúp ích được nhiều cho bạn và những người thân xung quanh và có thể có thêm những kiến thức bổ ích cho bản thân mình.

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Nên học Kỹ thuật vật lý trị liệu ở đâu?

Nên học Kỹ thuật vật lý trị liệu ở đâu?

Vật lý trị liệu - Phục hồi chức năng là một trong những ngành học thuộc lĩnh vực Y tế chăm sóc sức khỏe. Trên địa bàn...
Cơ hội việc làm của ngành Phục hồi chức năng

Cơ hội việc làm của ngành Phục hồi chức năng

Kỹ thuật phục hồi chức năng là một trong những ngành nghề có cơ hội việc làm rộng mở và triển vọng nghề nghiệp trong...
02871060222