Tin tức

Thứ ba: 05/11/2024 lúc 09:44
Lương Duy

Thứ trưởng Giáo dục: Thay đổi môn thi thứ 3 vào lớp 10 để tránh học lệch

Môn thi thứ 3 vào lớp 10 đang là vấn đề được nhiều phụ huynh, học sinh quan tâm cùng nhiều ý kiến trái chiều. Theo thứ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo cần thay đổi môn thi này để tránh học lệch, học tủ.

Thứ trưởng Giáo dục: Thay đổi môn thi thứ 3 vào lớp 10 để tránh học lệch

Bên lề hội nghị tổng kết kỳ thi tốt nghiệp THPT giai đoạn 2020-2024 diễn ra vào ngày 31/10 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự kiến thay đổi môn thi thứ 3 trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 hàng năm. Theo đó, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng cũng nêu ý kiến của mình.

Ông cho hay, lý do Bộ Giáo dục và Đào tạo thay đổi môn thứ 3 vào lớp 10 hàng năm là bởi nhiều năm các trường THCS dạy và học với tâm lý học gì thi nấy. Hai môn bắt buộc vẫn là Toán và Ngữ văn. Môn thi thứ 3 là do địa phương lựa chọn trong các môn có tính tiểm còn lại và không cố định hàng năm. Môn thi này có thể lặp lại nhưng cách nhau ít nhất một năm.

Thứ trưởng Giáo dục: Thay đổi môn thi thứ 3 vào lớp 10 để tránh học lệch

>>>> Cập nhật: Bộ GD giải đáp về kiến nghị tổ chức xét tốt nghiệp THPT toàn quốc

Theo ông Thưởng, nhiều năm qua, các trường THCS ngay từ đầu năm lớp 9 hầu hết chỉ chú trọng vào dạy 3 môn trọng tâm thi vào lớp 10.  Việc không cố định môn thi thứ 3 này nhằm tránh được việc học tủ, học lệch của học sinh.

Trong khi thực tế, chương trình giáo dục THCS đang hướng đến mục tiêu đồng đều để khi các em chuyển bậc THPT hay sang giáo dục nghề nghiệp đều có đầy đủ năng lực, phẩm chất. Chính từ các môn học mà thí sinh được học lại tạo nên phẩm chất, năng lực của học sinh. Vì thế, ngoài hai môn Toán và Ngữ văn là cơ bản thì các môn còn lại, cả thầy và trò cần tạo ra sự bình đẳng nhất định.

"Bộ đã kiểm tra, chấn chỉnh việc học lệch, học tủ rất nhiều. Nhưng phần lớn có tâm lý thi thế nào thì học như vậy, cho nên phải quản lý nghiêm", ông Thưởng nói.

Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh đối với kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10, chỉ cần các em đảm bảo học đều các môn, không cần phải học thêm hay lo lắng quá nhiều. Đối với chương trình giáo dục phổ thông mới, không có phương án nào có thể đáp ứng được hoàn toàn. Chúng ta nên chọn phương án tối ưu và phù hợp để đảm bảo yếu tố về giáo dục và đánh giá được phẩm chất, năng lực của các em thí sinh.

Ông cũng cho biết thêm khi TP Hồ Chí Minh đề xuất giữ ổn định các môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ trong kỳ thi tuyển sinh lớp 10 thì quy chế của Bộ sẽ được áp dụng chung cho toàn quốc, không riêng địa phương nào cả. Với môn Tiếng Anh thì môn học này đã được dạy và học trong cả quá trình từ lớp 1-12, thậm chí còn học tiếp lên Cao đẳng, Đại học… Vì thế, cũng không nên phụ thuộc vào một kỳ thi quá nhiều.

Thứ trưởng Giáo dục: Thay đổi môn thi thứ 3 vào lớp 10 để tránh học lệch

>>>> Mách bạn: Trường Đại học Sư phạm TP HCM dự kiến không dùng điểm học bạ từ năm 2025

Năm 2025 là năm đầu tiên lứa học sinh theo học chương trình giáo dục phổ thông mới tham dự kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10. Vì thế, ngay từ đầu tháng 10, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xây dựng dự thảo quy chế tuyển sinh mới.

Với đề xuất bốc thăm môn thi thứ 3 trước đó của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã nhận được không ít ý kiến khác nhau. Vì thế, Bộ đã bỏ cách dùng từ bốc thăm và thay bằng yêu cầu không định môn thi hàng năm nhằm tránh tình trạng học lệch, học tủ.

Từ 63 Sở Giáo dục và Đào tạo với ý kiến đóng góp của gần 8.900 trường trung học, với phương án thi ba môn vào lớp 10 đã có 60 địa phương đồng tình. Họ đều cho rằng việc này giảm áp lực thi cử và phù hợp với xã hội. Nội dung của dự thảo cũng có tỷ lệ lớn đồng ý với 8.300 trường học.

Bên cạnh đó, nhiều phụ huynh, học sinh cho rằng không nên thay đổi môn thi thứ 3 hàng năm mà chỉ nên giữ cố định các môn Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ. Việc này làm tăng áp lực tới các em học sinh và mất công bằng.

Một số chuyên gia trong lĩnh vữ giáo dục cho rằng việc sử dụng môn Toán, Ngữ văn và Ngoại ngữ (chủ yếu là Tiếng Anh) trong kỳ thi vào lớp 10 là hợp lý. Trước khi các em thi vào lớp 10 thì các em cần đảm bảo yêu cầu về phẩm chất và năng lực thì mới được công nhận tốt nghiệp THCS.  Vì thế, để đánh giá toàn diện trong giai đoạn giáo dục cơ bản thì không cần thiết phải thực hiện qua kỳ thi này nữa. Không nên dùng môn thi để khắc phục tình trạng học lệch mà điều nên làm chính là quản lý tốt. Đặc biệt Tiếng Anh đang được định hướng trở thành ngoại ngữ thứ hai trong nhà trường thì môn thi thứ 3 nên được lựa chọn cố định.

Ngoài ra, cũng có một số ý kiến nêu lên xung quanh việc lựa chọn môn thi thứ 3 này. Nếu cố định 3 môn thi sẽ gây ra việc học tủ, học lệch. Không bốc thăm môn thi thì có thể để cho thí sinh tự chọn môn thi thứ 3 theo năng lực, sở trường của mình. Điều này vừa không gây áp lực cho các em lại vừa giúp các em đi đúng hướng ngay từ bậc THCS, THPT và định hướng nghề nghiệp cho mình sau này thay vì các em chỉ tập trung vào 3 năm học ở bậc THPT.

Dự kiến trước ngày 31/12, quy chế tuyển sinh THCS và THPT được ban hành.

Trường Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Đăng ký thi Đại học năm 2025 ra sao nếu bỏ xét tuyển sớm?

Đăng ký thi Đại học năm 2025 ra sao nếu bỏ xét tuyển sớm?

Vừa qua, việc siết xét tuyển sinh sớm không quá 20% đã nhận được nhiều ý kiến từ dư luận. Nhiều trường Đại học đề...
Bộ Giáo dục xem xét việc bỏ xét tuyển sớm

Bộ Giáo dục xem xét việc bỏ xét tuyển sớm

Vừa qua, có một số Đại học đề xuất có thể bỏ việc xét tuyển sớm. Thứ trưởng Giáo dục Hoàng Minh Sơn cho biết Bộ cũng...
02871060222