Chuyên ngành đào tạo
Sự kiện hot
Tin nổi bật
Tin tức
TP HCM vẫn muốn giữ môn tiếng Anh trong kỳ thi vào lớp 10
Trong kỳ thi vào lớp 10 năm 2025, TP HCM kiên định vẫn muốn giữ môn thi thứ ba là môn tiếng Anh để từng bước đưa thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.
TP HCM vẫn muốn giữ môn tiếng Anh trong kỳ thi vào lớp 10
Tại phiên thảo luận tổ kỳ họp thứ 20 của HĐND thành phố, chiều 9/12, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM, ông Nguyễn Văn Hiếu cho biết vẫn giữ quan điểm từ nhiều tháng trước về môn thi thứ ba.
"Tôi, với tư cách là người đứng đầu ngành giáo dục thành phố kiên định tham mưu UBND TP HCM tiếp tục thi vào lớp 10 bằng tiếng Anh cho đến khi Bộ cho phép thành phố tự quyết định. Mình định hướng như vậy để đảm bảo sự ổn định trong việc dạy và học", ông Hiếu nói.
>>>> Xem ngay: Sinh viên ngành bán dẫn được đề xuất miễn giảm học phí
Kỳ thi vào lớp 10 và tốt nghiệp THPT đang được rất nhiều phụ huynh và học sinh quan tâm bởi các em đang học theo chương trình giáo dục phổ thông mới. Các em đang rất lo lắng khi chưa công bố môn thi thứ ba. Theo dự thảo quy chế thi lớp 10, Bộ Giáo dục và Đào tạo dự tính kỳ thi gồm ba môn, trong đó Toán, Văn bắt buộc, môn còn lại là tự chọn.
"Chọn là bốc thăm hay hình thức gì Bộ vẫn chưa ban hành quyết định. Tuy nhiên, dù hình thức nào thì định hướng của Bộ là nếu năm nay đã chọn môn này thì năm sau phải bỏ để tránh học lệch", ông Hiếu cho hay.
Nhiều năm nay, TP HCM vẫn chọn môn thi thư ba trong kỳ thi vào lớp 10 là môn Tiếng Anh. Giám đốc Sở nói trong các môn học, chỉ có Tiếng Anh hai lần nằm trong đề án của Chính phủ (năm 2008, 2018) với trọng tâm không chỉ là môn học mà còn là ngôn ngữ. Đặc biệt, Bộ Chính trị cũng đã có kết luận dần đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong tường học.
"Nếu chúng ta không có quyết định, quyết sách đúng thì việc dạy và học tiếng Anh trong nhà trường không được đầu tư", ông Hiếu nói.
Bí thư Quận 1, ông Dương Anh Đức cũng đồng tình với ông Hiếu. Ông cũng dẫn lại chỉ đạo của Trung ương và Tổng Bí thư là dần đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai. TP HCM đang là địa phương đi đầu và cần làm sớm.
"Muốn vậy thì thành phố cần có đề án riêng để đưa tiếng Anh thành ngôn ngữ thứ hai", ông Đức đề xuất. Theo ông, việc này cần có lộ trình như đơn vị, địa phương, trường nào có điều kiện thì đi trước. TP HCM sẽ giúp đề án thành công khi là một trong những địa phương tiên phong đầu tiên.
Ông Đức cho hay với những cơ sở đã được định hướng từ đầu, TP HCM sẽ chủ động xin Bộ Giáo dục và Đào tạo tự chủ trong việc tổ chức các kỳ thi đầu, cuối cấp. Phù hợp với sự phát triển của ngành giáo dục và điều kiện của thành phố sẽ là những yếu tố mà TP HCM dựa vào để thực hiện.
>>>> Cập nhật: Thí sinh trường THPT top đầu tỷ lệ chọn khối tự nhiên cao
2025 là năm lứa học sinh đầu tiên theo chương trình giáo dục phổ thông mới tốt nghiệp THCS. Do đó, ngay từ đầu tháng 10, Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng dự thảo quy chế tuyển sinh mới và lấy ý kiến.
Lúc đầu, Bộ dự kiến môn thứ ba được bốc thăm ngẫu nhiên và trước ngày 31/3 hàng năm sẽ công bố. Với việc làm này, Bộ khẳng định sẽ tránh được việc học lệch, học tủ ở các em học sinh.
Thế nhưng, vấn đề này đã nhận lại ý kiến trái chiều từ dư luận. Bộ đã bỏ cách dùng từ và thay vào đó là không cố định môn thi hàng năm.
Trong nhiều khảo sát từ phụ huynh, học sinh, họ cũng mong muốn kỳ thi cố định với ba môn Toán, Văn, Ngoại ngữ. Nhiều học sinh, phụ huynh cho rằng việc thay đổi môn thi thứ ba hàng năm là không công bằng, gia tăng áp lực, khiến các em phải học thêm nhiều.
Một số chuyên gia cũng nhận định tuyển sinh lớp 10 với ba môn này là hợp lý, nhất là trong bối cảnh tiếng Anh đang được định hướng trở thành ngoại ngữ thứ hai trong nhà trường. Không nên chọn thay đổi môn để khắc phục việc học lệch. Thay vào đó là quản lý chặt chẽ trong việc dạy học.
Dự kiến quy chế tuyển sinh THCS và THPT được Bộ ban hành trước ngày 31/12.
Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn cập nhật