Chuyên ngành đào tạo
Sự kiện hot
Tin nổi bật
Tin tức
Từ năm học 2024-2025 có nên đổi tên “kỳ thi học sinh giỏi”?
Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông sẽ không còn các mức học lực: giỏi; trung bình; yếu; kém. Vậy từ năm học 2024-2025 có nên đổi tên “kỳ thi học sinh giỏi”?
Cơ sở giáo dục chưa quen với cách xếp loại mới
Từ năm học 2024-2025, ở cả 3 cấp học đối với lớp 5, lớp 9 và lớp 12, ngành Giáo dục và các nhà trường đã thực hiện lộ trình cuốn chiếu theo chương trình giáo dục phổ thông 2018.
Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung quy chế đánh giá, xếp loại học sinh Trung học cơ sở và học sinh Trung học phổ thông ban hành kèm Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT ngày 12/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng không còn hiệu lực. Thay vào đó, Thông tư 22/2021/TT-BGDĐT sẽ được áp dụng thực hiện việc đánh giá học lực, rèn luyện của học sinh vào các trường, các khối lớp ở cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông.
>>>> Cập nhật: Bộ GD giải đáp về kiến nghị tổ chức xét tốt nghiệp THPT toàn quốc
Những năm học trước, cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông được đánh giá học lực ở mức: giỏi; trung bình; yếu; kém. Từ năm học 2024-2025 đối với môn học đánh giá bằng nhận xét sẽ có 2 mức: đạt, chưa đạt; những môn đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số sẽ được đánh giá theo 01 (một) trong 04 (bốn) mức: tốt, khá, đạt, chưa đạt.
Từ năm nay, ngoài việc thay đổi xếp loại học lực thì danh hiệu học tập của học sinh cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông cũng không còn danh hiệu Học sinh Tiên tiến.
Đối với danh hiệu học tập “Học sinh Xuất sắc" sẽ được trao cho các học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt, kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt và có ít nhất 06 (sáu) môn học được đánh giá bằng nhận xét kết hợp với đánh giá bằng điểm số có điểm trung bình môn cả năm đạt từ 9,0 điểm trở lên.
Đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt và kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt sẽ đạt danh hiệu "Học sinh Giỏi". Ngoài ra, nếu học sinh có thành tích đột xuất trong rèn luyện và học tập hoặc có thành tích đặc biệt trong năm học sẽ được nhà trường khen thưởng
Danh hiệu "Học sinh Giỏi" đối với những học sinh có kết quả rèn luyện cả năm học được đánh giá mức Tốt và kết quả học tập cả năm học được đánh giá mức Tốt.
Thông tư mới được ban hành về đánh giá học lực học sinh. Thế nhưng, dường như tất cả vẫn còn quá lạ lẫm đối với cơ sở giáo dục và thầy cô. Thực tế cho thấy, nhiều trường học và giáo viên vẫn đang còn sử dụng các mức: giỏi; trung bình; yếu; kém để xếp loại học sinh về học lực.
Điều này được thể hiện trên kế hoạch nhà trường; kế hoạch tổ chuyên môn và kế hoạch giáo dục của giáo viên. Không chỉ vậy, trong phần giao nhiệm vụ cho giáo viên, một số hiệu trưởng nhà trường vẫn giao nhiệm vụ theo tỉ lệ học sinh giỏi và yếu, kém. Dường như với cách xếp loại mới này tất cả đều chưa quen.
Từ năm học 2024-2025 có nên đổi tên “kỳ thi học sinh giỏi”?
Như vậy khi không còn đánh giá năng học lực theo loại giỏi thì tên gọi “kỳ thi học sinh giỏi” liệu có còn phù hợp nữa hay không?
Những năm trước đây, kỳ thi học sinh giỏi văn hóa ở cấp tiểu học không tổ chức. Thế nhưng, cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông vẫn tổ chức kỳ thi này qua từng năm học.
>>>> Xem ngay: Môn tự chọn thi tốt nghiệp THPT 2025 cần cân nhắc kỹ
Ở cấp Trung học cơ sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo sẽ thực hiện tổ chức kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện. Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện tổ chức kỳ thi học sinh giỏi cho cấp tỉnh.
Ở cấp Trung học phổ thông, học sinh sẽ tham dự học sinh giỏi cấp trường do từng cơ sở giáo dục tổ chức và thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Sau đó, những em học sinh ưu tú nhất sẽ được Sở Giáo dục và Đào tạo lựa chọn đại diện cho địa phương tham dự kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia.
Tiếp tục, Bộ sẽ lựa các em đạt điểm cao trong kỳ thi học sinh giỏi Quốc gia bồi dưỡng để tham dự kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế. Các kỳ thi này, lâu nay vẫn gọi là “kỳ thi học sinh giỏi cấp….”.
Theo chương tình giáo dục 2006, đánh giá xếp loại học sinh cấp Trung học cơ sở và Trung học phổ thông thì học lực của học sinh được xếp ở các loại: giỏi; khá, trung bình; yếu; kém (theo hướng dẫn của Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT và sau này là Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi) thì “kỳ thi học sinh giỏi” là vô cùng phù hợp, tương đồng với cách đánh giá, xếp loại học lực trên lớp.
Bây giờ, Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT hiện hành thì chỉ xếp loại học lực theo 4 mức: tốt, khá, đạt, chưa đạt cho thấy mức cao nhất là mức “tốt”. Như vậy đâu còn xét học sinh giỏi. Vậy thì “kỳ thi học sinh giỏi” nên đổi thành “kỳ thi học sinh tốt” thì mới phù hợp vì đâu còn đánh giá học sinh có học lực giỏi nữa.
Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT và Thông tư số 26/2020/TT-BGDĐT sửa đổi trong năm học 2024-2025 đã không còn hiệu lực thì học lực giỏi cũng không còn giá trị và phù hợp.
Tên gọi “kỳ thi học sinh giỏi” không còn phù hợp với Thông tư hiện hành. Nếu như thay bằng “kỳ thi học sinh tốt” thì thực sự nghe quá mới lạ và sẽ nhận lại nhiều ý kiến trái chiều từ dư luận.
Nghĩa của từ “tốt” bao hàm rất rộng lớn. Trước khi theo cách hiểu thông thường trái nghĩa của từ “giỏi” là “yếu và kém”. Nhưng giờ đây, trái nghĩa với “tốt” sẽ là “xấu”. Cách gọi có thể cũng gây ra những hiểu lầm.
Khi làm giấy khen cho học sinh tham dự kỳ thi học sinh giỏi các cấp và đạt giải trong năm học này cũng gây ra nhiều mâu thuẫn. Thi học sinh giỏi đạt giải thì khen danh hiệu Học sinh giỏi cấp huyện; cấp tỉnh; Quốc gia thì tên gọi cũng phù hợp. Thế nhưng, Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT không có học lực giỏi và danh hiệu học tập của học sinh hiện nay thì “Học sinh Giỏi” lại đứng sau danh hiệu “Học sinh Xuất sắc” thực sự cần phải xem xét.
“Kỳ thi học sinh giỏi” là cái tên đã không còn phù hợp với Thông tư số 22/2021/TT-BGDĐT. Thế nhưng, để thay đổi sang tên “kỳ thi học sinh tốt” cũng cần nhìn nhận, đánh giá và cần thời gian để thích nghi.
Trường cao Đẳng Y Dược TPHCM tổng hợp