Tin tức

Thứ ba: 10/09/2024 lúc 15:40
Lương Duy

Học ngành Dược xong ra trường làm gì?

Ngành Dược là một trong những nhóm ngành rất hot đang được nhiều bạn trẻ quan tâm hiện nay bởi cơ hội việc làm cao. Vậy học ngành Dược xong ra trường làm gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cụ thể cho bạn.

Ngành Dược là gì?

Ngành Dược học là lĩnh vực khoa học ứng dụng, nghiên cứu về thuốc trên ba lĩnh vực chính gồm chế tạo ra nguyên liệu làm việc quá trình nghiên cứu mối liên quan giữa thuốc và cơ thể; cách vận dụng thuốc trong điều trị bệnh, cách sử dụng các chất lấy từ tự nhiên hay tổng hợp để chống lại bệnh tật, bảo vệ cơ thể và chăm sóc sức khỏe con người.

Học ngành Dược xong ra trường làm gì?

>>>> Giải đáp: Học ngành dược cần giỏi môn nào? Bật mí bí quyết học tốt ngành Dược

Rất nhiều lĩnh vực được chia ra trong ngành Dược học như: Nghiên cứu chế tạo thuốc mới, sản xuất, kinh doanh, phân phối, quản lý dược, hướng dẫn sử dụng thuốc cho mọi người. Ngành Dược học dựa trên nhiều ngành khoa học khác nhau, nhưng chủ yếu và cơ bản nhất là hóa học và sinh học.

Nhiệm vụ của Dược sĩ là gì?

Dược sĩ sẽ đảm nhận những nhiệm vụ đặc trưng tùy thuộc thuộc vào vị trí làm việc mà. Có thể nhắc đến các công việc như:

  • Cung cấp và phân phối thuốc: Dược sĩ đảm bảo rằng bệnh nhân nhận được đúng thuốc theo toa bác sĩ, hướng dẫn cụ thể về liều lượng và cách sử dụng.
  • Tư vấn bệnh nhân: Hướng dẫn bệnh nhân cách sử dụng thuốc một cách hiệu quả, an toàn bao gồm cách uống thuốc, liều lượng, thời gian sử dụng và tác dụng phụ có thể gặp phải.
  • Kiểm soát và phòng ngừa sai sót y khoa liên quan đến thuốc.
  • Quản lý và bảo quản dược phẩm: Dược sĩ chịu trách nhiệm quản lý việc lưu trữ và bảo quản thuốc theo các quy định nghiêm ngặt, đảm bảo chất lượng thuốc không bị suy giảm.
  • Tham gia vào quá trình chăm sóc bệnh nhân: Dược sĩ làm việc cùng với các bác sĩ, điều dưỡng và nhân viên y tế khác trong việc lên kế hoạch điều trị, đánh giá hiệu quả của thuốc,  điều chỉnh phác đồ điều trị khi cần.
  • Nghiên cứu và phát triển dược phẩm: Dược sĩ cũng tham gia vào việc nghiên cứu các loại thuốc mới, phương pháp điều trị mới, hoặc cải tiến quá trình sản xuất và bảo quản thuốc.
  • Thực hiện các nhiệm vụ quản lý: Dược sĩ có thể tham gia vào công tác quản lý tại các nhà thuốc, bệnh viện hoặc các cơ sở sản xuất và phân phối dược phẩm.
  • Đào tạo và phát triển chuyên môn: Dược sĩ thường xuyên tham gia các khóa đào tạo để cập nhật kiến thức và kỹ năng, đồng thời đào tạo cho sinh viên, các dược sĩ mới vào nghề.

Công việc của Dược sĩ ở vai trò này đó là chịu trách nhiệm quản lý sự vận hành của cả hệ thống ngành Dược nước ta. Ngoài việc cần có chuyên môn vững vàng, Dược sĩ cần rèn luyện thêm nhiều kỹ năng mềm đặc trưng như kỹ năng quản lý, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống...

Vị trí làm việc có thể ở tuyến Trung ương như Cục quản lý Dược và Vụ khoa học - Đào tạo,... của Bộ Y tế hoặc tuyến địa phương như: Phòng quản lý ngành nghề Y Dược tư nhân, trung tâm Y tế cấp quận huyện, xã, phường hoặc Phòng nghiệp vụ Dược,..

Học ngành Dược xong ra trường làm gì?

Học ngành Dược xong ra trường làm gì?

Dược sĩ trong lĩnh vực nghiên cứu

  • Khám phá các hợp chất mới: Dược sĩ nghiên cứu các hợp chất hóa học, sinh học và dược liệu tiềm năng có thể sử dụng để tạo ra thuốc mới. Họ tiến hành các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm để đánh giá tác dụng sinh học của các hợp chất này.
  • Phát triển công thức thuốc: Sau khi tìm ra hợp chất tiềm năng, dược sĩ nghiên cứu cách bào chế thuốc (dạng viên, dung dịch, kem,…) sao cho thuốc có hiệu quả cao nhất và dễ sử dụng cho bệnh nhân.
  • Dược sĩ tham gia vào các nghiên cứu lâm sàng để đánh giá hiệu quả và độ an toàn của thuốc mới trên người. Họ làm việc cùng với các nhà khoa học, bác sĩ và bệnh nhân để theo dõi phản ứng của thuốc, kiểm tra các tác dụng phụ. Sau đó, so sánh thuốc mới với các phương pháp điều trị hiện có.
  • Dược sĩ nghiên cứu và ứng dụng các công nghệ mới như công nghệ nano, sinh học phân tử và kỹ thuật di truyền để tạo ra các phương pháp điều trị tiên tiến hơn.
  • Dược sĩ trong phân phối và lưu thông thuốc có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng các sản phẩm dược phẩm được vận chuyển, lưu trữ và cung cấp đến người sử dụng một cách an toàn, đúng quy.

>>>> Mách bạn: Học ngành Dược thi khối nào? Ngành dược học trường nào tốt nhất Hồ Chí Minh?

Dược sĩ trong phân phối, lưu thông thuốc

Việc đưa Dược phẩm từ khâu sản xuất đến tay người tiêu dùng đòi hỏi phải có sự tham gia phân phối, lưu thông thuốc của các Dược sĩ. Ở vị trí này bạn có thể trở thành Trình Dược viên tại các Tổng công ty Dược phẩm Việt Nam hoặc Công ty TNHH, Công ty tư nhân về sản phẩm Dược, nhà thuốc, hiệu thuốc…

Mức lương cho công việc này thường rất cao. Tại các công ty, doanh nghiệp Dược ngoài lương cứng nhận được bạn còn có nhận thưởng lớn nếu đạt doanh số cao.

Dược sĩ trong đào tạo nhân lực ngành Dược

  • Truyền đạt kiến thức chuyên môn: Dược sĩ giảng dạy các môn học liên quan đến dược học, bao gồm dược lý học, hóa dược, dược lâm sàng, dược liệu học, và quản lý dược phẩm. Họ cung cấp cho sinh viên kiến thức về cấu trúc, cơ chế hoạt động, tương tác và tác dụng của các loại thuốc.
  • Cập nhật kiến thức mới: Họ liên tục cập nhật thông tin mới nhất về các phát triển trong ngành Dược và đưa vào giảng dạy để sinh viên nắm bắt được những tiến bộ trong nghiên cứu, ứng dụng thuốc.
  • Thiết kế và cải tiến chương trình học: Dược sĩ tham gia xây dựng, cập nhật chương trình đào tạo ngành Dược. Từ đó, đảm bảo nội dung học đáp ứng yêu cầu thực tiễn và phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế.

Dược sĩ trong kiểm nghiệm chất lượng thuốc

Dược sĩ trong kiểm nghiệm chất lượng thuốc đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng các sản phẩm dược phẩm được sản xuất, lưu thông và sử dụng an toàn, hiệu quả, đạt tiêu chuẩn chất lượng. Công việc của họ tập trung vào việc kiểm tra, đánh giá,  đảm bảo chất lượng dược phẩm theo các tiêu chuẩn kỹ thuật và quy định pháp luật.

Như vậy với các thông tin trên, chúng ta đã biết được học ngành Dược xong ra trường làm gì. Có đam mê với nghề hãy theo đuổi công việc ý nghĩa này nhé!

Cao Đẳng Y Dược Sài Gòn tổng hợp

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Giáo viên mong dạy thêm tại nhà được hợp pháp

Giáo viên mong dạy thêm tại nhà được hợp pháp

Theo khảo sát của Đại học Quốc gia TP HCM trong số 12.500 giáo viên có hơn 63% muốn được hợp pháp việc dạy thêm ở nhà...
Tổng hợp những lời chúc ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Tổng hợp những lời chúc ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là ngày vô cùng trọng đại tri ân những người lái đò thầm lặng đưa chúng ta tới bến bờ...
02871060222