Tin tức

Thứ bảy: 04/01/2020 lúc 10:43
Nguyễn Trang

Năm 2019, điểm lại những biến động nhân sự Bộ Y tế, hàng loại ca chết vì phẫu thuật thẩm mỹ

Năm qua, ngành y tế có nhiều biến động về nhân sự, có nhiều thành công nhưng cũng có không ít sự cố.

1. Miễn nhiệm Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến

Ngày 22/11, Quốc hội chính thức miễn nhiệm Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến khi chưa hết nhiệm kỳ vì đến tuổi nghỉ hưu.

Trước đó bà Tiến đã được bổ nhiệm giữ cương vị Trưởng ban Bảo vệ, chăm sóc sức khỏe cán bộ Trung ương. Sau khi miễn nhiệm, bà Tiến chuyển sang công tác tại đơn vị này.

>>> Cập nhật thêm thông tin:

diem-lai-bien-dong-nhan-su-y-te-2019-1
Thủ tướng tặng hoa chúc mừng bà Nguyễn Thị Kim Tiến hoàn thành nhiệm vụ Bộ trưởng Bộ Y tế, nhận nhiệm vụ mới

8 năm trên cương vị Bộ trưởng, bà Tiến được đánh giá là người thẳng thắn, quyết liệt thực hiện hàng loạt giải pháp để thay đổi hệ thống y tế như giảm tải bệnh viện, thay đổi thái độ phục vụ, bệnh viện xanh sạch đẹp, đổi mới cơ chế tài chính, xây mới nhiều bệnh viện...

8 năm qua, bà Tiến cũng là một trong những tư lệnh ngành chịu “bão dư luận” nhiều nhất.

Sau khi miễn nhiễm Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, vị trí tư lệnh ngành y tế bị bỏ trống. Đây cũng là lần đầu, việc miễn nhiệm không được tiến hành cùng với quy trình bổ nhiệm Bộ trưởng mới. Mọi công việc tại Bộ Y tế do Thứ trưởng Nguyễn Trường Sơn và Thứ trưởng Trương Quốc Cường đảm trách.

Sau đó, Chính phủ đã phân công Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam phụ trách Bí thư ban cán sự Đảng Bộ Y tế và phụ trách toàn diện Bộ Y tế cho đến khi có Bộ trưởng mới.

Ngày 9/12, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định điều động, bổ nhiệm ông Đỗ Xuân Tuyên, Chủ tịch HĐND tỉnh Hưng Yên giữ chức Thứ trưởng Bộ Y tế.

2. Ban hành luật Phòng chống tác hại của rượu, bia

Quốc hội thông qua luật Phòng chống tác hại của rượu, bia vào cuối tháng 6 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2020.

Đây là luật mất nhiều thời gian chuẩn bị nhất với 8 năm vận động, chuẩn bị và xây dựng. Nếu tính cả thời gian lên ý tưởng là hơn 10 năm.

Từ ngày có hiệu lực, luật cấm triệt để việc điều khiển phương tiện giao thông khi trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn.

Theo đó, bất kể người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (ô tô, máy kéo, xe máy, xe máy điện, xe mô tô) và phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (xe đạp, xích lô, xe lăn, xe súc vật kéo...) đều không được phép uống rượu bia khi lưu thông trên đường và sẽ bị xử phạt rất nghiêm, với xe đạp, mức phạt hành chính từ 600-800 nghìn đồng.

Như vậy, quy định mới sẽ cấm hoàn toàn và không còn quy định khung nồng độ cồn như trước kia.

Luật cũng nghiêm cấm xúi giục, kích động, lôi kéo, ép buộc người khác uống rượu, bia; cấm công chức, viên chức uống rượu, bia trước, trong giờ làm việc, học tập; cấm quảng cáo bia dưới 5,5 độ cồn trên truyền hình trong khung giờ vàng từ 18-21h hàng ngày...

3. Bệnh viện Xanh Pôn cắt đôi que test nhanh HIV, viêm gan B

Đây là sự kiện y tế chấn động nhất năm qua. BV đa khoa Xanh Pôn, Hà Nội ngay sau đó đã đình chỉ 3 cán bộ liên quan trực tiếp.

Theo phản ánh của VTV, tình trạng gian lận kết quả, bớt xén vật tư y tế trong quy trình xét nghiệm HIV và viêm gan B tại khoa Vi sinh, BV đa khoa Xanh Pôn.

diem-lai-bien-dong-nhan-su-y-te-2019-2
Hành vi cắt đôi que thử tại khoa Vi sinh y học, BV Xanh Pôn

Gần 1 ngày sau đó, phía BV Xanh Pôn có phản hồi chính thức về vụ việc. Trong thông cáo phát đi sáng ngày 10/12, BV khẳng định, chỉ có tình trạng cắt đôi mẫu que thử HIV, không phát hiện mẫu thử viêm gan B bị cắt và không có tình trạng trộn chung nhiều mẫu máu của bệnh nhân rồi mới xét nghiệm.

BV cho biết, hành vi cắt mẫu diễn ra được 3 tháng, nhưng mới có 40 que bị cắt. Đây cũng chỉ là thử nghiệm riêng của khoa, độc lập, không phải là kết quả xét nghiệm trả cho bệnh nhân.

Tuy nhiên hơn 12h trưa cùng ngày, bà Trần Liên Hương, Phó giám đốc BV Xanh Pôn lại cho biết, bệnh viện chưa xác định được có bao nhiêu que thử bị cắt và không biết nhân viên cắt để làm gì.

Hiện Công an Hà Nội cũng đang vào cuộc để điều tra vụ việc này.

4. Ba sản phụ tại Đà Nẵng tử vong liên tiếp

Trong vòng gần 1 tháng, tại BV Phụ nữ TP. Đà Nẵng đã xảy ra 3 vụ tai biến sản khoa nghiêm trọng khiến 2 sản phụ tử vong, 1 sản phụ nguy kịch. Cả 3 đều thực hiện biện pháp sinh mổ.

Ngay sau khi sự việc xảy ra, ngành y tế cùng lực lượng chức năng đã vào cuộc điều tra. Ngày 17/12, Sở Y tế TP. Đà Nẵng cho biết, Hội đồng chuyên môn đã có kết luận cả 3 ca đều liên quan đến thuốc gây tê Bupivacaine với chẩn đoán xác định ngộ độc thuốc gây tê và tử vong nghĩ nhiều đến sốc phản vệ hoặc ngộ độc thuốc tê.

Tuy nhiên kết quả kiểm nghiệm lô thuốc nói trên của Viện Kiểm nghiệm thuốc trung ương vào tháng 12 khẳng định, lo thuốc đạt 16/16 chi tiêu.

5. Hàng loạt ca tử vong vì làm đẹp

Sau vụ án Cát Tường cách đây 6 năm, năm 2019 liên tiếp xảy ra các ca biến chứng khi đi làm đẹp.

Tại Hà Nội, ghi nhận 2 ca tử vong khi đi hút mỡ bụng. Ca đầu tiên là cô gái 25 tuổi tại Phú Thọ, tử vong khi vừa gây tê, chưa kịp can thiệp tại một bệnh viện tư nhân ở Hà Nội. Ca thứ 2 là một cán bộ công an 43 tuổi, tử vong khi đến thẩm mỹ viện Việt Hàn ở phường Yên Hoà, Cầu Giấy để hút mỡ.

Tại TP.HCM, chỉ tính riêng trong tháng 10, có ít nhất 3 ca tử vong khi đi làm đẹp. Trong đó 2 phụ nữ tử vong sau căng da mặt và nâng ngực, một phụ nữ 65 tuổi bị bị biến chứng nặng và tử vong sau khi xăm chân mày.

Cũng tại TP.HCM, trong năm qua có ít nhất 3 trường hợp bị mất thị lực do tiêm filler nâng mũi.

6. Việt Nam lập kỷ lục ghép tạng

Từ ngày 12/8 đến ngày 18/8, từ nguồn tạng hiến được tiếp nhận từ 2 trường hợp chết não sau tai nạn, đều là những người còn rất trẻ ở Hải Dương, Thanh Hoá, các chuyên gia của bệnh viện Việt Đức thực hiện thành công 15 ca ghép tạng chỉ trong vòng 1 tuần.

diem-lai-bien-dong-nhan-su-y-te-2019-3
Việt Nam lập kỷ lục ghép tạng

Đặc biệt trong đó có 1 ca ghép phổi đặc biệt cho nam thanh niên 17 tuổi và đã thành công vượt bậc sau 10 tháng phẫu thuật, bệnh nhân được xuất viện.

Cuối tháng 12, BV Việt Đức tiếp tục thực hiện ghép tim – phổi và gan – thận cùng lúc cho bệnh nhân. Đánh dấu bước tiến mới trong ngành ghép tạng của Việt Nam.

Trường Cao đẳng Y Dược Sài Gòn dẫn nguồn từ Báo Vietnamnet.vn!

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Có lưu ý gì khi sử dụng thuốc Becozyme để đạt hiệu quả trong điều trị?

Có lưu ý gì khi sử dụng thuốc Becozyme để đạt hiệu quả trong điều trị?

Becozyme là thuốc gì? Có tác dụng và công dụng như thế nào? Tác dụng phụ nào có thể xảy ra khi dùng thuốc?... Tất cả...
Sử dụng thuốc Immubron cần lưu ý điều gì?

Sử dụng thuốc Immubron cần lưu ý điều gì?

Immubron là loại thuốc thường được sử dụng trong chỉ định, điều trị và dự phòng tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp...
02871060222