Tin tức

Thứ năm: 07/11/2024 lúc 10:15
Lương Duy

Quy định công khai vi phạm nhà giáo góp phần bảo vệ sự tôn nghiêm

Trong dự thảo Luật Nhà giáo trình Quốc hội xem xét về việc công khai vi phạm của nhà giáo. Theo nhiều chuyên gia cho rằng cần làm rõ các trường hợp vi phạm nên công bố hay trường hợp nào cần chờ cơ quan chức năng vào cuộc.

Quy định góp phần bảo vệ sự tôn nghiêm của nhà giáo

Trong điểm b, Khoản 3, Điều 11 dự thảo Luật Nhà giáo nêu về một trong những việc tổ chức, cá nhân không được làm đối với nhà giáo: “Công khai thông tin trong quá trình thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan có thẩm quyền hoặc lan truyền, phát tán thông tin không chính xác về nhà giáo”. Điều này cũng nhận nhiều đóng góp ý kiến tử các chuyên gia giáo dục.

Quy định công khai vi phạm nhà giáo góp phần bảo vệ sự tôn nghiêm

>>>> Xem ngay: Đại học Công thương TP HCM dự kiến thêm tổ hợp xét tuyển bằng khối C

Phó Chủ tịch Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng Giáo dục Trường Trung học phổ thông Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội), Tiến sĩ Nguyễn Tùng Lâm đã chia sẻ về vấn đề này. Theo ông, trong xã hội, giáo viên là người vô cùng quan trọng. Họ không chỉ là những người lái đò về tri thức mà còn là hình mẫu đạo đức để các em học sinh noi gương. Vì thế, các vi phạm của nhà giáo trước khi công bố cần được cơ quan chức năng kiểm tra và có kết luận chính thức. Điều này giúp đảm bảo danh dự của các nhà giáo đang công tác. Rất nhiều trường hợp vừa qua khi chưa có thông tin chính xác đã phát tán rộng rãi trên mạng xã hội gây hưởng rất lớn tới phẩm chất, danh dự của nhà giáo, làm tổn hại sự nghiệp của giáo viên. Bên cạnh đó, các thông tin sai lệch này còn làm mất đi niềm tin của phụ huynh, học sinh đối với cơ sở và hệ thống giáo dục.

Thế nhưng cũng có nhiều phụ huynh lại cho rằng họ là người được quyền biết các vi phạm của giáo viên để biết được chất lượng giáo dục tại cơ sở mà con em mình đang học.

Thầy Lâm cũng cho hay về quan điểm này. Thầy cho rằng tất cả các vi phạm về nghề nghiệp, đạo đức như bạo lực học đường của giáo viên khi đã được cơ quan chức năng đưa ra kết luận thì nên công khai. Phụ huynh là người trực tiếp gửi con em mình theo học ở cơ sở giáo dục. Họ được quyền biết sai phạm của giáo viên để đưa ra các quyết định phù hợp.

Nói về vấn đề trên, Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Mỹ Lộc - nguyên Hiệu Trưởng Trường Đại học Giáo dục (Đại học Quốc gia Hà Nội) cũng nhận định với đề xuất quy định không công khai vi phạm của nhà giáo khi chưa có kết luận chính thức của cơ quan thẩm quyền là điều nên làm. Mục đích chính là để bảo vệ danh dự, hình ảnh mẫu mực của ngành giáo dục trước các thông tin chưa được kiểm chứng.

Theo cô Lộc, trong bối cảnh xã hội mạng đang phát triển chóng mặt, phương tiện truyền thông lan truyền một cách rộng rãi thì điều khoản này là vô cùng cần thiết. Uy tín của nhà giáo sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng trước các thông tin khuyếch đại hoặc sai sự thật. Nhà giáo đóng vai trò quan trọng trong thế hệ trẻ, không thể để các em có những suy nghĩ, tư duy lệch lạc về những người đang dạy dỗ tri thức cho các em trước thông tin chưa kiểm chứng.

Thế nhưng, bà cũng cho rằng bảo vệ danh dự nhà giáo trước thông tin chưa xác thực không có nghĩa là giới hạn không để công chúng nắm rõ thông tin. Các bên liên quan nên ưu tiên xử lý trong phạm vi ngành với những vấn đề nhỏ và mang tính chất nội bộ. Trong trường hợp không thể đưa ra cách giải quyết thoả đáng thì lúc này cần đến sự vào cuộc của cơ quan chức năng.

Mục đích của điều khoản đưa ra nhằm hạn chế các thông tin chưa có kết luận chính xác nhằm mang đến những tổn hại không đáng có. Quy định này góp phần bảo vệ sự tôn nghiêm của nhà giáo giúp họ an tâm hơn trong con đường truyền đạt tri thức tới các em học sinh. Giáo viên không chỉ là những cá nhân mang hình mẫu nhân cách và đạo đức mà còn đại diện cho giáo dục nước nhà. Một hình ảnh tiêu cực khi chưa được xác minh cũng sẽ làm niềm tin của phụ huynh, học sinh đi xuống.

Xây dựng niềm tin về giáo dục

Đại biểu Quốc hội tỉnh Lào Cai, Trưởng khoa Nông Lâm - Xây dựng, Trường Cao đẳng Lào Cai, Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Anh cho rằng yếu tố quan trọng nhất bây giờ chính là duy trì sự cân bằng của quy định này với các quy định hiện hành. Quy định bảo vệ nhà giáo là cần thiết nhưng quyền phản ánh thông tin của các bên liên quan như phụ huynh, báo chí và xã hội cũng được đảm bảo. Các quy định ngoài việc bảo vệ danh dự của giáo viên mà còn giúp cho môi trường giáo dục được minh bạch và trong sạch. Qua đó, các cơ quan giám sát chức năng cần thực hiện với tinh thần trách nhiệm cao. Khi quyền lợi nhà giáo và quyền phản ánh thông tin xã hội được cân bằng thì ngành giáo dục mới có thể phát triển và bảo vệ đúng cách.

Quy định công khai vi phạm nhà giáo góp phần bảo vệ sự tôn nghiêm

>>>> Cập nhật: Bộ GD giải đáp về kiến nghị tổ chức xét tốt nghiệp THPT toàn quốc

Giáo sư, Tiến sĩ, Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Thị Mỹ Lộc cũng cho rằng việc truyền đạt thông tin khi chưa kiểm chứng về nhà giáo đối với phụ huynh, học sinh cũng cần có trách nhiệm. Các thông tin họ nhận biết đã có căn cứ, có đáng tin cậy không hay chỉ với mục đích là bôi nhọ danh dự của nhà giáo. Khi phản ánh thông tin, chúng ta cần đặt lợi ích ngành giáo dục và cộng đồng lên trước tiên. Không nên vì quyền lợi của một cá nhân mà ảnh hưởng tới danh dự của nhà giáo hay nền giáo dục phát triển bền vững của nước nhà.

Ngoài ra, công tác giáo dục truyền thông và nâng cao nhận thức của cộng đồng về vai trò và trách nhiệm của nhà giáo là yếu tố rất quan trọng. Chúng ta cần tạo điều kiện để những câu chuyện tích cực về nhà giáo và giáo dục được lan truyền trong xã hội thay vì phải tập trung ngăn chặn các thông tin tiêu cực, hình ảnh xấu gây lệch lạc. Với những gương mặt tiêu biểu trong ngành giáo dục cần được thúc đẩy, tôn vinh để vừa tạo động lực cho giáo viên vừa giúp công chúng hiểu rõ hơn về hình ảnh đẹp của nghề nhà giáo. Từ đó niềm tin vào giáo dục sẽ được xây dựng vững chắc.

Mục tiêu hướng đến của quy định chính là sự cân bằng giữa bảo vệ danh dự nhà giáo và đảm bảo quyền lợi tiếp cận thông tin của công chúng. Đồng thời, góp phần xây dựng nền giáo dục chuẩn mực và phát triển.

Cao Đẳng Y Dược TPHCM cập nhật

Chia sẻ

Tin tức liên quan

Năm 2025 nhiều trường Đại học điều chỉnh thời gian xét tuyển các phương thức

Năm 2025 nhiều trường Đại học điều chỉnh thời gian xét tuyển các phương thức

Sau dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học 2025 được đưa ra thì nhiều trường Đại học đã có sự dời lịch xét tuyển đối với...
Lý giải về việc siết chặt xét tuyển sớm năm 2025 của Bộ Giáo dục

Lý giải về việc siết chặt xét tuyển sớm năm 2025 của Bộ Giáo dục

Điểm đáng lưu ý trong dự thảo quy chế tuyển sinh Đại học năm 2025 là siết chặt tuyển sớm năm 2025, giảm chỉ tiêu...
02871060222